• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật dân sự. Vay nặng lãi là việc cho vay với lãi suất gấp mười lần lãi suất cao nhất theo quy định của pháp...

  • Mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật dân sự
  • Mức lãi suất
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỨC LÃI SUẤT QUÁ HẠN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Câu hỏi của bạn: 

     Anh hai tôi có vay tiền tín chấp của ngân hàng, khi vay ngân hàng yêu cầu anh đóng thêm một khoản phí gọi là bảo hiểm cho hợp đồng vay. Sau một thời gian gia đình có biến cố anh tôi thất nghiệp và không còn đủ khả năng chi trả cho ngân hàng nữa, ngân hàng đã tiến hành ủy thác cho văn phòng luật sư phát thư thông báo cho gia đình yêu cầu trả nợ trong 5 ngày kể từ ngày nhận được thư. Đã hết hạn 5 ngày gia đình anh tôi không có khả năng trả và đang chờ quyết định từ bên phía ngân hàng và văn phòng luật (trong thư có ghi rõ sau 5 ngày không thanh toán hợp đồng sẽ đưa ra pháp luật), đến nay không thấy phản hồi gì. Gia đình đã gọi đến văn phòng luật nhưng bên ấy trả lời là chờ hỏi lại bên ngân hàng. Gia đình đang rất lo lắng vì sợ ngân hàng và văn phòng luật cố tình kéo dài thời gian để tính thêm lãi, gia đình tôi phải làm sao? mong được sự trợ giúp.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật

     Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và yêu cầu tư vấn chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc cụ thể trong trường hợp của bạn như sau:

1. Quy định về hợp đồng vay tài sản.

     1.1. Hợp đồng vay tài sản.

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

     1.2. Mức lãi suất.

     Theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mức lãi suất các bên thỏa thuận như sau:

     "Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực."

     Như vậy, đối với lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự phải đáp ứng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Giả sử, A đến vay 100.000.000 đồng của B. Hai bên có thỏa thuận với nhau về lãi suất là 1,5%/tháng thì tính ra lãi suất của 1 năm sẽ bằng 1,5%.12=18% (12 tháng) tương ứng với 18.000.000 đồng/năm, trong trường hợp này lãi suất thỏa thuận của hai bên là phù hợp với quy định của pháp luật.

     "2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ." [caption id="attachment_64813" align="aligncenter" width="455"] Mức lãi suất[/caption]

1.3. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải tính thêm lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468. Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Tư vấn cụ thể trường hợp của bạn.

     Theo những gì mà bạn đã cung cấp, chúng tôi muốn làm rõ một số thông tin như sau:

    Thứ nhất, bạn có nói anh trai bạn vay tiền tín chấp của ngân hàng X, khi vay ngân hàng yêu cầu anh đóng thêm một khoản phí gọi là bảo hiểm cho hợp đồng vay. Như vậy, số tiền mà anh trai bạn đã vay cụ thể là bao nhiêu tiền, lãi suất là bao nhiêu? "khoản phí gọi là bảo hiểm cho hợp đồng vay" là bao nhiêu? Anh trai bạn còn giữ các giấy tờ liên quan đến việc vay tiền này hay không? Trong trường hợp ngân hàng cho vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất cao nhất mà Nhà nước quy định thì phần vượt đó sẽ không được tính trong hợp đồng vay.

     Thứ hai, sau một thời gian gia đình có biến cố anh trai bạn thất nghiệp và không còn đủ khả năng chi trả cho ngân hàng nữa thì việc ngân hàng yêu cầu trả nợ là hoàn toàn phù hợp. Bởi theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải tính thêm lãi theo mức lãi suất là bằng 50% mức lãi suất 20%/năm;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Như vậy, thời gian để tính lãi đối với khoản nợ mà anh trai bạn đã vay ở ngân hàng sẽ được tính đến thời điểm mà anh trai bạn thanh toán được hết các khoản nợ chứ không phụ thuộc vào việc ngân hàng có đưa đơn khởi kiện ra tòa hay không. Do đó, để hạn chế việc tính thêm lãi thì gia đình bạn nên thanh toán số tiền vay ngân hàng càng sớm càng tốt, còn không có căn cứ nào của pháp luật quy định là thời gian tính lãi sẽ dừng tại thời điểm 1 bên khởi kiện ra tòa.

Một số bài viết tham khảo:

  Để được tư vấn chi tiết về Mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178