• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Một số điểm mới trong nguyên tắc bố trí phòng xử án từ năm 2018: Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa, ...

  • Một số điểm mới trong nguyên tắc bố trí phòng xử án từ năm 2018
  • nguyên tắc bố trí phòng xử án
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ PHÒNG XỬ ÁN TỪ NĂM 2018

Kiến thức của bạn:

     Một số điểm mới trong nguyên tắc bố trí phòng xử án từ năm 2018

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư số 01/2017 TT-TANDTC

Nội dung tư vấn

     Ngày 28 tháng 7 năm 2017 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư số 01/2017 TT-TANDTC quy định về phòng xử án bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Thông tư này quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

1. Khái niệm phòng xử án

     Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

* Phân loại phòng xử án

     Phòng xử án bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.

     Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm:

- Phòng xử án hình sự;

- Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

2. Nguyên tắc bố trí phòng xử án

     Điều 3 Thông tư số 01/2017 TT-TANDTC quy định về nguyên tắc bố trí phòng xử án như sau:

  • Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.
  • Việc bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án.
  • Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

3. Hình thức phòng xử án

     Căn cứ điều 4 Thông tư số 01/2017 TT-TANDTC quy định về hình thức phòng xử án như sau:

“1. Phòng xử án phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

  1. Phòng xử án được bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.”

     Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.

     Trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.

     Theo thông tư này, tại phiên tòa hình sự sơ thẩm- phúc thẩm, Luật sư được bố trí chỗ ngồi ngang bằng với đại diện VKS. Cụ thể, vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa.

     Điểm đáng chú ý khác là vành móng ngựa được thay thế bởi bục khai báo.

     Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; bục khai báo; hàng rào: [caption id="attachment_44131" align="aligncenter" width="575"]nguyên tắc bố trí phòng xử án                                             nguyên tắc bố trí phòng xử án[/caption]

   Để được tư vấn chi tiết về nguyên tắc bố trí phòng xử án quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178