Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào theo BLHS?
17:07 13/08/2019
Tóm lại, một người bị kết tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân khi đảm bảo đủ 4 dấu hiệu về chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan.
- Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào theo BLHS?
- Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
Câu hỏi về tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi nếu làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý có phải chịu trách nhiệm hình sự không ạ? Hình phạt đối với hành vi này như thế nào ạ? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào, Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào như sau:
1. Căn cứ pháp lý về làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
2. Nội dung tư vấn về làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào
Bầu cử là một trong những quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Đây là hình thức thể hiện tính dân chủ nhất trong việc công dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế có một số bộ phận người đã thực hiện những hành vi gian lận để xoay ngược tình hình, làm cho các cuộc bầu cử không phải khi nào cũng đạt được những mục đích mà cử tri kỳ vọng. Từ đó, làm giảm đi tính công bằng, dân chủ trong quá trình bầu cử. Những người thực hiện những hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu ý dân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 161 BLHS 2015. Cụ thể như sau:
2.1. Khái niệm về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
Căn cứ điều 16 BLHS quy định về tội phạm này như sau:
"Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Hiểu một cách chung nhất thì làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý là việc trong quá trình bầu cử, dân ý người phạm tội thực hiện những hành vi gian lận, làm biến đổi kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý trái với ý nguyện của nhân dân. Phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, để thực hiện những hành vi gian lận hoặc dùng các thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý, xâm phạm đến quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân và hoạt động quản lý Nhà nước. [caption id="attachment_165623" align="aligncenter" width="406"] Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào[/caption]
2.2. Cấu thành tội phạm làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
Một người bị kết tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân khi và chỉ khi hội tụ đủ 4 dấu hiệu dưới đây:
- Mặt chủ thể phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân:
Là chủ thể đặc biệt. Người phạm tội là những người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát hoạt động bầu cử và nhóm cá nhân có nhiệm vụ tổ chức trưng cầu dân ý. Họ đều là những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Những người từ đủ 16 tuổi trở len mới phải chịu TNHS, còn những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu TNHS theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 về tội phạm này.
- Mặt khách thể phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân:
Tội phạm xâm phạm đến quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân. Đối tượng tác động của loại tội phạm này là kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý sau khi tiến hành bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý được ghi nhận, công bố.
- Mặt chủ quan phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân:
- Người phạm tội phải có lỗi. Căn cứ vào tên tội danh, hành vi khách quan thì chúng ta có thể thấy đây là hình thức lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người này đã nhận thức được hành vi của mình là gian lận, giả mạo kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra là việc sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý và mong muốn nó được xảy ra hoặc không mong muốn xảy ra nhưng mặc kệ cho hành vi đó xảy ra và chấp nhận hậu quả.
- Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự của loại tội phạm này.
- Mặt khách quan phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
- Hành vi khách quan: Thực hiện các thủ đoạn để thực hiện hành vi làm cho kết quả cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý trái với thực tế của cuộc bỏ phiếu, trưng cầu dân ý. Bằng một trong các hành vi sau đây:
+ Giả mạo giấy tờ: Là hành vi sử dụng phiếu bầu cử giả, sửa chữa, bổ sung kết quả trong phiếu bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý, sửa chữa biên bản kết quả,...
+ Gian lận phiếu: Là hành vi thêm bớt phiếu bầu dẫn đến bầu cử không chính xác.
+ Thủ đoạn khác: Là hành vi không thuộc 2 hành vi trên nhưng có tính chất tương tự. Ví dụ như: thay toàn bộ hòm phiếu thật đã bầu, thay biên bản kiểm phiếu thật, không lấy hết số phiếu bầu trong hòm,...
- Hậu quả: sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý không đúng thực tế cuộc bầu cử, không chính xác, không thể hiện được ý nguyện của nhân dân.
- Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả: Đây là mối quan hệ nhân quả. Chỉ khi thực hiện hành vi đã nêu trên mới gây ra hậu quả nghiêm trọng này.
2.3. Hình phạt đối với tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
Điều 161 BLHS 2015 quy định chế tài áp dụng đối với phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân như sau:
- Khung hình phạt cơ bản: Khoản 1 điều 161 quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng: Khoản 2 điều 161 quy định mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức: Đây là trường hợp có tính đồng phạm, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau.
- Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân: Đây là trường hợp dẫn đến hậu quả phải hủy toàn bộ kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý và phải tổ chức lại việc bầu cử, trưng cầu dân ý mới.
- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Kết luận: Tóm lại, một người bị kết tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân khi đảm bảo đủ 4 dấu hiệu về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Những chủ thể bị kết tội này sẽ phải chịu các chế tài theo quy định tại điều 161 BLHS 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp nhằm mục đích chống chính quyền địa phương thì có thể bị truy cứu với tội danh "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo quy định tại điều 109 của Bộ luật này.
Bài viết tham khảo:
- Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân
- Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân BLHS 1999
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Làm sai lệch kết quả bầu cử bị TCTNHS thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Kiều Trinh