Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì theo quy định BLHS 2015
10:19 15/02/2019
Tóm lại, một người chỉ bị kết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan khi đảm bảo đủ 4 yếu tố
- Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì theo quy định BLHS 2015
- Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
Câu hỏi về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi về việc: Tôi có một người quen đã làm giả bằng đại học để xin vào dạy học tại một trường X. Nhưng người đó nhờ anh A làm giả bằng đại học cho mình. Vậy luật sư cho tôi hỏi, hành vi làm giả mạo giấy tờ của anh A có bị phạm tội không? Nếu có thì đó là tội gì? Rất mong sớm được nhận câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và đưa câu hỏi tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu có phạm tội không? Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì? như sau:
1. Căn cứ pháp lý về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
2. Nội dung tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
Thực tế cho thấy, nền hành chính nước ta hiện nay đồ sộ với hàng loạt những trình tự thủ tục, giấy tờ chất cao như núi, phức tạp, rắc rối, mất thời gian. Tình trạng làm hồ sơ, giấy tờ giả xuất hiện ngày càng nhiều để nhanh chóng hoàn thành mục đích của bản thân, nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức. Có cầu thì sẽ có cung, cầu càng lớn thì cung càng nhiều.
Do vậy, các cơ sở chui làm hồ sơ, giấy tờ giả mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu của một số người. Vậy những người làm hồ sơ, giấy tờ giả có phạm tội không? Câu trả lời là có. Để đảm bảo cho nền hành chính công minh, công bằng trong mọi công việc thì những người làm giả tài liệu, hồ sơ, giấy tờ có thể bị truy cứu với tội danh "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Cụ thể như sau:
2.1. Cấu thành tội phạm "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức"
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
..."
Làm giả tài liệu, hồ sơ, giấy tờ là làm cho những hồ sơ, giấy tờ giống như thật từ nội dung đến hình thức. Và người làm giả giấy tờ là những người không có thẩm quyền cấp những tài liệu, hồ sơ, giấy tờ đó. Một người bị coi là phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo 4 yếu tố sau:
- Chủ thể: là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Theo quy định pháp luật, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Và họ hoàn toàn có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình mà không mắc bênh như tâm thần, mộng du, viêm màng não,...
- Khách thể: Những quan hệ xã hội xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước. Hành vi đó làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước bị suy yếu, mất uy tín.
- Mặt chủ quan:
- Mặt khách quan:
Như vậy, theo như tình huống bạn đã đặt ra thì anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan" và phải chịu hình phạt theo quy định điều 341 BLHS 2015. [caption id="attachment_146313" align="aligncenter" width="500"] Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?[/caption]
2.2. Hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Theo điều 341 BLHS 2015 có quy định:
- Khung hình phạt cơ bản: Khoản 1 điều 341 quy định mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ 1: Khoản 2 điều 341 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất với mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, áp dụng trong các trường hợp:
- Khung hình phạt tăng nặng thứ 2: Khoản 3 điều 341 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai với mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng trong các trường hợp:
- Hình phạt bổ sung: Khoản 5 quy định hình người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Kết luận: Tóm lại, một người chỉ bị kết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan khi đảm bảo đủ 4 yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu trên. Và người bị kết với tội danh này phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 341 BLHS 2015 và các văn bản dưới luật có liên quan. Với tội danh này, người phạm tội phải chịu mức phạt tù cao nhất lên tới 07 năm và còn phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền tới 50.000.000 đồng.
Bài viết có thể tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Kiều Trinh