• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ký hợp đồng rồi nghỉ việc thì có phải bồi thường không? Em mới đây có kí hợp đồng thực tập viên tại 1 công ty X trong 1 năm. Trong hợp đồng có ghi nếu nghỉ

  • Ký hợp đồng rồi nghỉ việc thì có phải bồi thường không?
  • ký hợp đồng rồi nghỉ việc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KÝ HỢP ĐỒNG RỒI NGHỈ VIỆC THÌ CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Em mới đây có kí hợp đồng thực tập viên tại 1 công ty X trong 1 năm. Trong hợp đồng có ghi nếu nghỉ trước thời hạn đã kí phải đền bù 20 triệu đồng. Em chưa thực tập buổi nào nhưng lo lắng vì công ty như lừa đảo. Vậy giờ em nghỉ thì có phải bồi thường 20 triệu hay công ty gửi công văn về trường thì có ảnh hưởng gì về việc học hay lấy bằng tốt nghiệp của em không, em mới là sinh viên năm 3 ạ? Em xin cảm ơn và mong được giải đáp sớm ạ!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Xác định hợp đồng thực tập viên đã ký có hiệu lực pháp luật không?

     Theo quy định tại Điều 116 BLDS về giao dịch dân sự thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, giữa bạn và công ty X đã hình thành với nhau một giao dịch dân sự thông qua việc ký kết hợp đồng thực tập viên, cũng theo đó hợp đồng này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên đã ký kết.

     Đối với một giao dịch dân sự thông thường thì đòi hỏi phải có đủ các điều kiện theo pháp luật quy định thì mới có hiệu lực, trong trường hợp thiếu một trong các điều kiện sau đây thì có thể sẽ bị tuyên vô hiệu (Điều 117 BLDS):

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

     Như bạn trình bày thì hiện nay bạn đang là sinh viên năm thứ 3, bạn là người đã thành niên không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nên hoàn toàn thỏa mãn điều kiện thứ nhất về năng lực dân sự của chủ thể. Do đó cần xem xét hợp đồng đã ký kết có thỏa mãn hai điều kiện còn lại hay không? Nếu việc ký kết này là bạn hoàn toàn tự nguyện cộng thêm mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

     Giao dịch dân sự sẽ được coi là vô hiệu và không làm phát sinh, thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm ký kết hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp mà BLDS quy định từ Điều 123 đến Điều 129, bạn có thể tham khảo qua bài viết: Giao dịch dân sự vô hiệu trong một số trường hợp đặc biệt. [caption id="attachment_48370" align="aligncenter" width="402"]ký hợp đồng rồi nghỉ việc Ký hợp đồng rồi nghỉ việc thì có phải bồi thường không?[/caption]

  1. Ký hợp đồng rồi nghỉ việc thì có phải bồi thường không?

     Chúng ta cần xem xét hợp đồng mà bạn đã ký kết có đúng quy định pháp luật không? Từ đó sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên như sau:

  • Trường hợp 1: Hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật

     Nếu hợp đồng có giá trị pháp lý thì bạn cần tuân thủ theo các thỏa thuận mà hai bên đã đưa ra, ghi nhận trong hợp đồng. Thông thường trong các hợp đồng sẽ có các nội dung như: quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như bạn trình bày thì trong hợp đồng có ghi nếu nghỉ trước thời hạn đã ký phải đền bù 20 triệu đồng, đây chính là thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Theo quy định của BLDS thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

     Trong trường hợp của bạn, bạn nói chưa đi thực tập buổi nào nhưng lo lắng vì công ty như lừa đảo, đây cũng chỉ là nhận xét theo cảm tính chứ chưa hề có chứng cứ xác thực. Bạn đã giao kết hợp đồng với công ty nên bạn có trách nhiệm tuân thủ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bạn không thực hiện đúng sẽ phải chịu khoản phạt vi phạm ghi nhận trong hợp đồng, do đó bạn nên đi thực tập theo thỏa thuận. Trường hợp bạn có chứng cứ chứng minh công ty này là công ty lừa đảo thì có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp và giải quyết theo quy định của pháp luật.

     Về việc công ty gửi công văn về trường nơi bạn đang học tập thì sẽ phát sinh thêm vấn đề. Trường học là nơi quản lý việc học tập của bạn nhưng bên cạnh đó cũng sẽ xem xét đánh giá hạnh kiểm của sinh viên. Nếu sinh viên có hành vi không đúng ở ngoài phạm vi trường học mà nơi đó gửi thông báo về trường thì trường cũng sẽ có chức năng kiểm tra, xác minh sự việc. Nếu sự việc thuộc phạm vi nhà trường quản lý hoặc sự việc vi phạm nội quy mà nhà trường đã đưa ra thì có thể căn cứ vào quy định tại trường học để xem xét xử lý kỷ luật sinh viên.

  • Trường hợp 2: Hợp đồng đã ký kết không có hiệu lực pháp luật

     Nếu hợp đồng được xác định là không đủ điều kiện quy định theo pháp luật, thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý như sau (Điều 131 BLDS):

     “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.      2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

     Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.      3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.      4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.      5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

     Nếu bạn chứng minh được hợp đồng mình đã ký kết là vô hiệu thì khi bạn nghỉ việc sẽ không phải tuân thủ theo nội dung hợp đồng, không phải chịu khoản phạt vi phạm đó vì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về Ký hợp đồng rồi nghỉ việc thì có phải bồi thường không?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178