Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
18:30 08/10/2017
Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm bất động sản và động sản...
- Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
- Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KIỆN ĐÒI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU.
Câu hỏi của bạn:
Luật sư có thể tư vấn cho em làm thế nào để lấy được xe trong trường hợp này được không ạ?
Em có quen anh A, cách đây 2 tháng anh A có mượn xe em đi đêm và bị công an phường C, thành phố K bắt và giam xe 1 tháng cùng với giấy tờ xe của em. Sau 1 tháng anh A đến lấy xe và có đi cùng với anh B (B là anh em với A), do không mang đủ tiền nộp phạt nên anh A đã mượn anh B số tiền 2 triệu và nhờ anh B lấy xe dùm. Anh B đã kí giấy nộp phạt và lấy xe em về. Chuyện là anh B vẫn giữ xe em không trả lại, mặc dù em đã hỏi và muốn gặp để trả số nợ. Lúc này anh A đang bị giam vì liên quan đến ma túy.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Dựa vào các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi đi là rõ một số vấn đề sau:
1.Quyền sở hữu và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
1.1. Quyền sở hữu.
Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản của người khác như quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.
1.2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thực hiện theo pháp luật, nếu không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có quy định thì thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm tài sản được chuyển giao.
2. Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2.1. Động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Theo Bộ luật dân sự 2015, dựa vào tính chất vật lý, sự dịch chuyển của các tài sản mà chia làm hai loại là động sản và bất động sản. Có thể hiểu, động sản là những tài sản có thể di chuyển được từ nơi này đến nơi khác, từ chỗ này đến chỗ khác.
Việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định cần có sự chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, chủ sở hữu phải đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản ấy như: tài sản là nhà đất, xe máy, ô tô… Ngoài những loại tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu đó thì các tài sản khác không cần đăng ký quyền sở hữu.
Như vậy, tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu là những tài sản có thể dịch chuyển được theo tính chất vật lý từ nơi này đến nơi khác và cần có sự xác nhận quyền sở hữu ở cơ quan có thẩm quyền. [caption id="attachment_55544" align="aligncenter" width="376"] Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký[/caption]
2.2. Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký.
Đối với kiện đòi tài sản là động sản phải đăng ký thì Bộ luật dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu… có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản , người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
3.Tư vấn theo thông tin bạn cung cấp.
Đối với trường hợp này bạn hoàn toàn có thể đòi lại tài sản.
Thứ nhất, trong trường hợp của bạn thì anh A mượn xe máy của bạn và thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến ma túy và bị công an bắt. Bạn hoàn toàn không biết và không tham gia vào việc vận chuyển ma túy của anh A thì chiếc xe máy mà anh A mượn của bạn chính là phương tiện để thực hiện tội phạm.
Thứ hai, việc anh B có lấy xe về mà không trả lại cho anh là việc chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 thì bạn hoàn toàn có thể đòi được tài sản đó. Việc đòi lại tài sản trong trường hợp này của bạn thì chỉ cần bạn đến nói chuyện với anh B là muốn lấy lại chiếc xe máy đó. Bạn phải đưa ra được những giấy tờ để chứng minh rằng đó là xe máy của bạn như giấy đăng ký xe, hợp đồng mua bán...
Nếu anh B nhất quyết không chịu trả xe máy cho bạn thì bạn có thể khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà anh B cư trú - căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Khi lựa chọn cách thức kiện đòi tài sản thì anh cần lưu ý là phải cung cấp đầy đủ các chứng cứ để chứng minh là chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của anh và anh B đang chiếm giữ chiếc xe máy đó của anh là hoàn toàn không có căn cứ.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Chồng bị kiện đòi nợ vợ có phải trả không?
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.