• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khoản tiền nợ của người đã mất thì xử lý như nào? Bố và mẹ đã ly hôn di sản thừa kế và khoản nợ của bố xử lý thế nào

  • Khoản tiền nợ của người đã mất thì xử lý như nào?
  • khoản tiền nợ của người đã mất thì xử lý như nào
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHOẢN TIỀN NỢ CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn:      

     Bố và mẹ em đã ly hôn, em có 1 em trai. Theo quyết định của tòa án, em ở với bố, em trai em ở với mẹ. Gia đình em có 2 mảnh đất chia cho bố 1 mảnh đất, cho mẹ 1 mảnh đất; cộng thêm bố em phải trả 1 khoản nợ mà bố với mẹ đã vay mượn. Nhưng giờ bố em đã mất và chưa trả xong khoản nợ đó. Cho em hỏi giờ bố em đã mất, ông bà nội em cũng đều đã mất vậy em có quyền được thừa hưởng và đứng tên quyền sử dụng đất của bố em không ạ? Và em làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất thì có liên quan đến khoản nợ của bố phải trả không?

1. Khoản tiền nợ của người đã mất được xác định như thế nào?

     Vay tiền là một trong các loại giao dịch dân sự phổ biến, được xác lập giữa các bên trong đó có bên cho vay tiền và bên nhận số tiền cho vay. Số tiền, thời hạn vay, lãi suất và các thỏa thuận khác do các bên thống nhất thỏa thuận theo các quy định của pháp luật.     

     Khoản nợ của người đã mất được xác định thông qua giấy tờ ghi nợ hoặc bằng những thông tin người có khoản nợ để lại trước khi họ mất. 

2. Quyền thừa kế của con đối với tài sản của cha để lại

     Như thông tin bạn đã cung cấp thì khi bố mẹ ly hôn, Tòa án phân chia mỗi bên 1 mảnh đất, do đó mảnh đất này là tài sản riêng của bố bạn. Sau khi bố bạn mất, nếu không để lại di chúc định đoạt tài sản nên mảnh đất này sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS).

     Theo thông tin bạn cung cấp thì ông bà bạn đã mất trước bố bạn vì vậy di sản bố bạn để lại sẽ đực chia làm hai. Bạn và em bạn sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản thừa kế. Vì bố mẹ bạn đã ly hôn nên về mặt pháp luật, mẹ bạn không còn là vợ của bố bạn nên sẽ không được hưởng di sản của bố bạn.

     Như vậy, bạn không phải là người duy nhất có quyền thừa kế tài sản của bố bạn nên bạn chỉ có quyền với phần tương ứng của mình. Trường hợp bạn muốn thừa kế toàn bộ thì em trai bạn phải làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo Điều 620 BLDS.

3. Khoản tiền nợ của người đã mất thì xử lý như nào?

     Theo quy định tại điều 615 Bộ luật dân sự về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  •  Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  •  Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

     Như vậy, với trường hợp của bạn mặc dù bố bạn không để lại di chúc yêu cầu bạn có nghĩa vụ trả nợ nhưng bạn là người được hưởng phần di sản của bố để lại. Do đó bạn vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả những khoản nợ mà bố bạn đang có. Khi bạn được hưởng di sản thừa kế do bố bạn để lại thì bạn có nghĩa vụ trả nợ cho bố tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà bạn được nhận trừ trường hợp bạn và những người đồng thừa kế có thỏa thuận khác.

4. Thứ tự thanh toán các nghĩa vụ liên quan đến thừa kế

     Tại Điều 658 BLDS quy định thứ tự ưu tiên thanh toán, theo đó các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

     “1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

  1. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
  2. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
  3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
  4. Tiền công lao động.
  5. Tiền bồi thường thiệt hại.
  6. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  7. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
  8. Tiền phạt.
  9. Các chi phí khác.”

     Trong điều luật đã quy định rất rõ khoản nợ đối với cá nhân là một trong các khoản được ưu tiên thanh toán. Khi bạn và em bạn muốn hưởng phần di sản mà bố để lại thì cần thanh toán khoản nợ này trước, phần tài sản còn lại sau khi đã thanh toán khoản nợ thì được chia đều cho 2 anh em bạn.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

5. Hỏi đáp về khoản tiền nợ của người đã mất thì xử lý như nào

Câu hỏi 1: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là thời điểm nào?

     Theo quy định tại điều 614 Bộ luật dân sự 2015, Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Câu hỏi 2: Người quản lý di sản có những quyền gì?

. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
  •  Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  •  Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  •  Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
  •  Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  •  Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  •  Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
 Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Câu hỏi 3: Những người nào không được hưởng di sản thừa kế?

     Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:      Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178