• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi doanh nghiệp buôn lậu thì trách nhiệm hình sự có thể đặt ra đối với cả doanh nghiệp và người thực hiện hành vi phạm tội hoặc chỉ riêng cá nhân

  • Khi doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào?
  • Doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào

Câu hỏi về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Khi doanh nghiệp buôn lậu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu trả lời về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào

2. Nội dung tư vấn về doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Trách nhiệm hình sự khi thự hiện hành vi buôn lậu

Tại điều 188 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội buôn lậu như sau:

Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

……………………..

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;...

     Theo cách hiểu chung nhất thì buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm qua biên giới Việt Nam. Căn cứ vào quy định tại điều 188 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì khi doanh nghiệp buôn lậu có thể phải chịu trách nhiệm như sau:

A. Trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người thực hiện hành vi:

     Trách nhiệm hình sự của cá nhân được thể hiện là khi cá nhân trực tiếp hoặc thông qua bằng một trong các hình thức đồng phạm khác thực hiện một trong các hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường luật định

     Về hình phạt mà cá nhân phải chịu là có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tù tùy thuộc và tính chất của hành vi mà cá nhân thực hiện.

B. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

     Đầu tiên phải khẳng định rằng Bộ luật hình sự năm 2015 quy định việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Trên tinh thân này ta có thể hiểu, pháp nhân thương mại cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn lậu khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự.

     Nếu như thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì pháp nhân thương mại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về hình phạt của pháp nhân thương mại phải chịu khi thực hiện hành vi buôn lậu là có thể bị phạt tiền hoặc cấm hoạt động vĩnh viễn tùy vào tính chất của hành vi. [caption id="attachment_159225" align="aligncenter" width="367"]Doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào Doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào[/caption]

2.2. Có được khám xét và tịch thu hàng hóa khi nghi ngờ doanh nghiệp buôn lậu không?

     Để kịp thời đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như kịp thời trong việc làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cho phép các Cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện các biện điều tra trong quá trình giải quyết vụ án và trong đó có biện pháp tạm giữ tài liệu, đồ vật. Theo đó tại điều 198 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét như sau:

Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét

1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.

     Như vậy, theo quy định trên thì tạm giữ tài liệu, đồ vật có thể được thực hiện khi khám xét. Tuy nhiên, một lưu ý là những vật chứng bị thu giữ phải là những vật chứng có liên quan trực tiếp đến vụ án. Khi tạm giữ tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án cần chú ý đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

     Tóm lại, Khi doanh nghiệp buôn lậu thì trách nhiệm hình sự có thể đặt ra đối với cả doanh nghiệp và người thực hiện hành vi phạm tội hoặc chỉ riêng cá nhân người phạm tội. Khi tiến hành khám xét Điều tra viên có thể thu giữ những chứng cứ liên quan trực tiếp đến vụ án.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Doanh nghiệp buôn lậu chịu TNHS thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178