• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc tài sản bị chiếm hữu rời khỏi khỏi chủ sở hữu hoặc chủ thể khác đối với tài sản sẽ phát sinh quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015.

  • Hướng dẫn kiện đòi đối với các loại tài sản theo pháp luật Dân sự
  • kiện đòi tài sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KIỆN ĐÒI TÀI SẢN

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về hướng dẫn kiện đòi quyền đối với các loại tài sản. Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về kiện đòi tài sản,chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về kiện đòi tài sản như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Kiện đòi tài sản là gì?

     Tại Việt Nam, tùy theo từng trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình theo các phương thức khác nhau trong đó có kiện đòi tài sản

     Kiện đòi tài sản là việc là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại chính tài sản đó cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Căn cứ theo Điều 164, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định:

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

     Bản chất của kiện đòi tài sản là buộc người đang chiếm hữu bất hợp pháp một tài sản phải trả lại chính tài sản đó cho mình mà không bị thay thế bởi tài sản khác. Vì vậy, chỉ áp dụng các phương thức khởi kiện sau đây:

  • Vật là đối tượng kiện đòi phải là vật đặc định;
  • Vật phải còn tồn tại;
  • Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật ;

2. Các trường hợp kiện đòi tài sản

     Việc kiện đòi tài sản được chia làm các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu

     Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (trừ trường hợp người đang chiếm hữu ngay tình này nhận được tài sản thông qua bán đấu gia hoặc giao dịch với người khác mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa trong các trường hợp sau:

  • Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu: Trong mọi trường hợp nếu tài sản rời khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu ngoài ý chí của họ như bị mất, bị lấy cắp, bị cưỡng đoạt, bị cướp...chủ sở hữu đều có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu tài sản đó. Trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu  giá hoặc giao dịch với người khác mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa
  • Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có được tài sản đó thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. Dù tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp theo ý chí của họ và người đang chiếm hữu thực tế tài sản đó được coi là chiếm hữu ngay tình thì chủ sở hữu vẫn có quyền đòi lại tài sản đó nếu người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có được tài sản đó thông qua một hợp đồng không có đền bù
  • Người đang chiếm hữu tài sản bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình: Dù có được tài sản thông qua một hợp đồng có đền bù nhưng người chiếm hữu tài sản đó đã biết hoặc trong các trường hợp buộc phải biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi họ đòi lại tài sản

Thứ hai, đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản

    Tất cả các trường hợp khác chủ sở hữu đều có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu thực tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

...

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa

...

3. Các trường hợp không được kiện đòi tài sản

     Các trường hợp không được kiện đòi tài sản được chia làm các trường hợp sau:

Thứ nhất, đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu

     Chủ sở hữu không được quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu thực tế tài sản trong trường hợp sau:

  • Tài sản rời khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đều theo ý chí của họ và người đang thực tế chiếm hữu được coi là chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù;
  • Người chiếm hữu tài sản thông qua bán đấu giá;
  • Người chiếm hữu tài sản có được thông qua giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa;

Thứ hai, đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản

     Chủ sở hữu được quyền đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền ở hữu hoặc là bất động sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản đó trong mọi trường hợp, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản có được tài sản đó thông qua giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa và trường hợp họ có được tài sản không phải qua bán đấu giá

     KẾT LUẬN: Việc tài sản bị chiếm hữu rời khỏi khỏi chủ sở hữu hoặc chủ thể khác đối với tài sản sẽ phát sinh quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015.

4. Tình huống tham khảo:

Ngày 21/3/2017, trong lúc A cùng B được thuê đào đất để làm nhà kho cho bà D đã phát hiện một hũ thuỷ tinh gói trong bọc ni lông liền gọi B đến xem, mở ra thấy bên trong có ba gói vàng với 30 lượng vàng 9999Bà D cho rằng đó là vàng do C (chồng D) chôn giấu cách đây 10 năm trước khi C bị tai nạn giao thông gây mất trí nhớ nên bà D ko biết ở đâu để đào lên. D đã cho A, B mỗi người 500.000 đồng để thưởng công tìm ra hũ vàng nhưng các anh không nhận.

Ngày 23/3/2017, D gọi vợ A đến cho 1 chỉ vàng nhưng vợ A cũng không nhận mà yêu cầu D chia cho A một nửa số vàng đào được, bà D từ chối.

Ngày 30/5/2017, A khởi kiện đòi D chia nửa số vàng đã được tìm thấy trên.

Xin Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp trên, tôi xin cảm ơn!

     - Trường hợp bà D chứng minh được số vàng trên là của gia đình bà thì giải quyết theo quy định của Điều 230 Bộ Luât Dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên.

    - Trong trường hợp gia đình bà D không chứng minh được đây là tài sản của mình bị bỏ quên, đánh rơi thì theo quy định tại Điều 229 Bộ Luât Dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy.

    Như vậy, A là người tìm thấy và số lượng vàng có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sẽ thuộc sở hữu của A, nếu số vàng có giá trị hơn 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì A sẽ được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu, phần còn lại thuộc Nhà nước.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về kiện đòi tài sản:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về kiện đòi tài sản và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về hướng dẫn kiện đòi tài sản về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về hướng dẫn kiện đòi tài sản. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về hướng dẫn kiện đòi tài sản như: chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện; nộp hồ sơ khởi kiện; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án...

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                     Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178