• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Theo quy định pháp luật, người quản lý di sản thừa kế đối với thừa kế theo pháp luật là người được các đồng thừa kế cử ra...

  • Khởi kiện tranh chấp về quản lý di sản thừa kế
  • tranh chấp về quản lý di sản thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP VỀ QUẢN LÝ DI SẢN THỪA KẾ

Câu hỏi của bạn về vấn đề tranh chấp về quản lý di sản thừa kế:

Xin chào luật Toàn Quốc ạ, xin cầu cứu và trợ giúp hướng dẫn ạ :

Số là tôi đang bị tranh chấp nhà từ đường cha mẹ chết đi không để lại di chúc, nhà không có sổ đỏ nhưng 1 người chị dâu đã mạo danh chị ruột tôi và làm giấy người quản lý di sản thừa kế, mà họ giấu không cho tôi biết. Mặc dù tôi vẫn là chủ hộ khẩu gia đình. Nay tôi muốn hủy giấy người quản lý di sản đó thì tôi sẽ gửi khiếu nại đến ban ngành nào ạ

Xin sự giúp đỡ và tư vấn của luật sư ạ. Xin cám ơn nhiều lắm ạ. 

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề tranh chấp về quản lý di sản thừa kế

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về việc tranh chấp về quản lý di sản thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về việc tranh chấp về quản lý di sản thừa kế như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề tranh chấp về quản lý di sản thừa kế:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề tranh chấp về quản lý di sản thừa kế:

     Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất cha mẹ bạn để lại chưa có sổ đỏ, tức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định ai là chủ sử dụng đất mảnh đất trên theo quy định pháp luật. Theo thông tin mà bạn cung cấp không nói rõ nguồn gốc mảnh đất đó từ đâu, nhà bạn có giấy tờ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không. Để xem cha mẹ bạn có quyền đối với mảnh đất trên không, bạn tham khảo bài viết: Trình tự, thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu tiên theo quy định pháp luật.

     Nếu cha mẹ của bạn không là người có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật thì văn bản thỏa thuận về người quản lý di sản thừa kế đương nhiên không có hiệu lực đối với mảnh đất. 

     Nếu cha mẹ của bạn có quyền đối với mảnh đất trên thì chúng tôi xin tư vấn tiếp về vấn đề tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế. 

     Người quản lý di sản thừa kế được pháp luật quy định có những quyền nhất định như quyền hưởng thù lao, quyền được thanh toán các chi phí bảo quản di sản,... Chính vì vậy, việc xác định ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế là việc quan trọng. Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các quyền lợi, nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế, đồng thời đưa ra cách xác định người quản lý di sản thừa kế. Do đó, trong trường hợp của bạn hoàn toàn có thể hủy được thỏa thuận về người quản lý di sản. Cụ thể như sau:

2.1. Điều kiện trở thành người quản lý di sản thừa kế

     Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 616. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý."

     Trong trường hợp này, di sản sẽ được thừa kế theo pháp luật, vì vậy, theo khoản 1 thì điều kiện để trở thành người quản lý di sản là được những người thừa kế đồng ý cử ra. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự 2015, cụ thể: người thừa kế từ di sản của cha mẹ bạn để lại là các con đẻ, con nuôi của che mẹ bạn; cha mẹ của bố mẹ bạn (tức là ông bà của bạn) nếu còn sống. 

     Như vậy, người quản lý di sản phải được những người thừa kế trên thỏa thuận với nhau, đồng ý với nhau sẽ cử ra người đó làm người quản lý di sản. Theo thông tin bạn cung cấp, thì chị dâu đã lập thỏa thuận trở thành người quản ý di sản mà không có sự đồng ý của bạn. Vì vậy, thỏa thuận trên là trái pháp luật và sẽ vô hiệu.  [caption id="attachment_155489" align="aligncenter" width="450"]tranh chấp về quản lý di sản thừa kế Tranh chấp về quản lý di sản thừa kế[/caption]

2.2 Tranh chấp về quản lý di sản thừa kế

     Nếu các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc cử ra người quản lý di sản thừa kế, bạn có thể khởi kiện vụ việc dân sự lên cơ quan có thẩm quyền. Theo điều 186 bộ luật tố tụng dân sự quy định:

     Về hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi (nếu có) để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường (nếu có). 
     Về thẩm quyền giải quyết

     Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 35 và điểm a khoản 1 điều 39 của bộ luật tố tụng dân sự 2015, nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. 

     Kết luận: Văn bản thỏa thuận cử chị dâu làm người quản lý di sản thừa kế bị vô hiệu do không có sự thỏa thuận, đồng lòng của những người thừa kế theo quy định pháp luật. Vì vậy, bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện như hướng dẫn ở trên đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để bảo vệ được quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình. 

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp về quản lý di sản thừa kế quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178