Hình phạt tử hình theo quy định của BLHS
16:22 12/08/2019
Tóm lại, với câu hỏi của bạn theo quy định của điều 40 của Bộ luật luật hình sự năm 2015 thì chúng tôi xin trả lời như sau: em A sẽ không bị áp dụng ....
- Hình phạt tử hình theo quy định của BLHS
- Hình phạt tử hình
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hình phạt tử hình
Câu hỏi của bạn về hình phạt tử hình:
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Em Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/3/2002. Vào đêm ngày 9/6/2018 em A có vào nhà hàng xóm là nhà anh B để lấy trộm tiền, với số tiền là hơn 200 triệu đồng. Sau khi lấy xong trên đường tẩu thoát thì bị vợ chồng anh C và chị D phát hiện. Để bịt đầu mối, em A đã dùng dao mà đã mình chuẩn bị sẵn trong người đâm chết anh C và chị D. Đến ngày 14/6/2018 thì cơ quan điều tra đã có căn cứ em A là người thực hiện hành vi phạm tội và sau đó em A cũng đã thú nhận hành vi phạm tội của mình. Xin phép luật luật sư cho tôi hỏi theo quy định của Bộ luật hình sự thì em A có thể bị hình phạt tử hình hay không?
Câu trả lời quy định về hình phạt tử hình:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi quy định về hình phạt tử hình, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn quy định về hình phạt tử hình như sau:
1. Cơ sở pháp lý quy định về hình phạt tử hình:
2. Nội dung tư vấn quy định hình phạt tử hình:
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Quy định về hình phạt tử hình”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1 Quy định về hình phạt tử hình:
Tại điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hình phạt tử hình như sau:
Điều 40. Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Theo khoản 2 của điều 40 của bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Như vậy do khi thực hiện hành vi phạm tội em A chưa đủ 18 tuổi, mới hơn 16 tuổi, do đó em A sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình. Đồng thời cũng theo điều 39 của BLHS năm 2015 cũng sẽ không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với em A. [caption id="attachment_169639" align="aligncenter" width="288"] Hình phạt tử hình[/caption]
2.2 Tội danh mà em A có thể bị Viện kiểm sát truy cứu:
Theo quy định của BLHS năm 2015 thì em A có thể bị Viện kiểm sát truy cứu về hai tội danh:
Tội thứ nhất, là tội trộm cắp tài sản, theo khoản 3 của điều 173 về tội trộm cắp tài sản, khung hình phạt của tội này là bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Tội thứ hai, là tội giết người, theo khoản 1 của điều 123 về tội giết người, khung hình phạt của tội này là từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Tuy nhiên do phân tích ở trên, do khi thực hiện hành vi phạm tội em A mới hơn 16 tuổi nên em A sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân, mà em A chỉ phải chịu hình phạt tù có thời hạn với mức cao nhất là 20 năm.
Tóm lại, với câu hỏi của bạn theo quy định của điều 40 của Bộ luật luật hình sự năm 2015 thì chúng tôi xin trả lời như sau: em A sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình, em A có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cao nhất là 20 năm.
Bài viết tham khảo:
- Hình phạt tử hình được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự hiện hành?
- Quyết định hình phạt theo quy định của BLHS
Để được tư vấn chi tiết quy định về hình phạt tử hình, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Quyết