• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giao dịch dân sự của người chưa thành niên là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong Bộ luật dân sự bởi nhu cầu ngày càng cần thiết của xã hội

  • Giao dịch dân sự của người chưa thành niên
  • Giao dịch dân sự của người chưa thành niên
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Kiến thức của bạn:

   Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự của người chưa thành niên

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức:

   Chủ thể tham gia hầu hết các giao dịch dân sự là cá nhân, bởi vậy năng lực hành vi dân sự của cá nhân là vấn đề cần chú trọng khi tham gia giao dịch dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.  Nhu cầu tham gia các giao dịch dân sự không chỉ phát sinh đối với người thành niên mà với cả người chưa thành niên. Song những người chưa thành niên tùy vào độ tuổi có thể không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần. Bởi vậy bài viết dưới đây làm rõ quy định của pháp luật về giao dịch dân sự của người chưa thành niên.

giao dịch dân sự của người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên

   Theo quy định tại khoản 1 điều 21 bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, tức là chưa đến sinh nhật lần thứ 18 của người đó. Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 18 tháng 4 năm 1999, đến ngày 17 tháng 4 năm 2017 A chưa đủ 18 tuổi, A chưa thành niên. Đến ngày 18 tháng 4 năm 2017 thì A tròn 18 tuổi, như vậy A đã là người thành niên.

   Bộ luật Dân sự 2015 chia những người chưa thành niên thành nhiều mức tuổi khác nhau và với mỗi mức tuổi có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự là khác nhau và được quy định cụ thể tại khoản 2, 3, 4 Điều 21.

  1. Giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi

   Dưới sáu tuổi, khả năng nhận thức cũng như độc lập về tài sản hạn chế. Bởi vậy, các giao dịch dân sự của người dưới sáu tuổi là do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Tức là các giao dịch dân sự của trẻ dưới sáu tuổi sẽ hoàn toàn do bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của trẻ xác lập và thực hiện, người chưa đủ 6 tuổi không được tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Cụ thể, bố mẹ tham gia thỏa thuận, ký kết, thực hiện những hành vi đã được thỏa thuận trong giao dịch hướng đến lợi ích của con.

  1. Giao dịch dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

   Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Ở độ tuổi này đã phát sinh nhiều những nhu cầu cá nhân mà tự bản thân họ có thể xác lập và thực hiện, bởi vậy luật cho phép họ thực hiện những giao dịch này mà không cần sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Những giao dịch còn lại, việc xác lập và thực hiện vẫn phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 

  1. Giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

   Theo Bộ luật Lao động, những người thuộc độ tuổi này đã có thể tham gia lao động và có thu nhập. Như vậy họ có khả năng nhận thức và có thể có tài sản riêng. Bởi vậy Bộ luật Dân sự cho phép họ tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự quy định một số trường hợp giao dịch dân sự của những người thuộc độ tuổi này phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật như giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật. Ví dụ: Vũ Văn B vừa tròn 17 tuổi, B muốn mua một căn nhà chung cư, vì mua bán căn chung cư là giao dịch liên quan đến bất động sản nên B phải được sự đồng ý của bố mẹ là người đại diện theo pháp luật.

   Một chú ý, trong trường hợp người chưa thành niên không có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật không đủ điều kiện để đại diện thì người giám hộ sẽ thay thế người đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật.

 

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Giao dịch dân sự của người chưa thành niên

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về giao dịch dân sự của người chưa thành niên. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về giao dịch dân sự của người chưa thành niên số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi giao dịch dân sự của người chưa thành niên tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178