Giải quyết tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
16:23 24/12/2019
Giải quyết tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng: Trường hợp sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan nhà nước có
- Giải quyết tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
- tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
Câu hỏi của bạn về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi là người có công với cách mạng. Sau khi bố tôi mất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cho bố tôi được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật. Xin hỏi căn nhà này có phải là tài sản chung của bố tôi với người vợ sau hay không? Tôi là con của ông với người vợ trước có được hưởng thừa kế căn nhà hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng như sau:
1. Cơ sở pháp lý về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
2. Nội dung tư vấn về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng. Cụ thể bạn muốn biết về nguyên tắc giải quyết tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng
Căn cứ mục III Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có hướng dẫn về việc giải quyết tranh chấp tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng như sau:III. VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN DO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1. Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng
1.1. Trường hợp người có công với cách mạng được nhận tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi họ còn sống thì tài sản được coi là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi họ chết thì tài sản đó để lại cho các thừa kế của họ.
1.2. Trường hợp sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cho họ được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ.
Đối chiếu trường hợp của bạn thì sau khi bố bạn mất có quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cho bố bạn được hưởng tài sản theo chính sách người có công với cách mạng. Do đó tài sản này là di sản thừa kế mà bố bạn để lại cho những người thừa kế. [caption id="attachment_186473" align="aligncenter" width="431"] Tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng[/caption]
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp bố bạn không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại...
Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế mà bố bạn để lại.
2.2. Thủ tục phân chia di sản thừa kế
Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Cách thức và thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp về tài sản của người có công với cách mạng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hồng Hạnh