Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
17:15 25/01/2019
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do vậy Doanh nghiệp tư nhận không phải là chủ thể của Bộ luạt hình sự năm 2015
- Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Câu hỏi về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?. Tôi xin cám ơn!
Câu trả lời về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tải văn bản hợp nhất bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2019 - Luật Toàn Quốc
- Tải Bộ luật luật dân sự năm 2015 mới nhất theo pháp luật hiện nay
2. Nội dung tư vấn về doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: "Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?" với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Chủ thể của tội phạm theo quy định của BLHS năm 2015
Ai cũng biết, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Theo quy định trên ta thấy bộ luật hình sự năm 2015 quy định chủ thể của tội phạm bao gồm: con người và pháp nhân thương mại.
Đối với con người: Theo các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành ta có thể khẳng định không phải tất cả con người (nói chung) là chủ thể của tội phạm, để trở trành chủ thể của tội phạm đòi hỏi người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp đặc biệt để trả thành chủ thể của tội phạm còn đòi hỏi người phạm tội phải có các dấu hiệu đặc biệt như: yếu tố chức vụ, yếu tố huyết thống...
Đối với pháp nhân thương mại: Ngay tại điều 74 BLHS năm 2015 đã quy định về việc áp dụng BLHS đối với pháp nhân thương mại. cụ thể
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
Như ta đã biết một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó hội tụ đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tư cách pháp nhân (ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh có hiệu lực… )
2.2. Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại điều 83 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo quy định trên ta thấy doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp tư nhân là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Do vậy có thể khẳng định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân.
Mà như đã phân tích ở trên, Bộ luật hình sự hiên hành chỉ coi 2 chủ thể là tội phạm là cá nhân và doanh pháp nhân thương mại. Từ đó ta có thể khẳng định doanh nghiệp tư nhân không phải là chủ thể của BLHS năm 2015
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về Doanh nghiệp tư nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: An Dương