• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra: Căn cứ theo điều 43 quyết định 959/2015/QĐ-BHXH quy định về...

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra
  • cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI CƠ QUAN BẢO HIỂM HỘI THANH TRA KIỂM TRA

Kiến thức của bạn:

     Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :      Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 quy định:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

   Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra:

  1.Cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

   Căn cứ theo điều 43 quyết định 959/2015/QĐ-BHXH quy định về thanh tra kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

    Thứ nhất, kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    Hằng năm bảo hiểm xã hội tỉnh, bảo hiểm xã hội huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn như sau:

1.1. Nội dung kiểm tra gồm:

  • Tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN: số lao động, tiền lương làm căn cứ đóng, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; hồ sơ đăng ký tham gia, đóng BHXH, BHYT của đơn vị, người lao động.
  • Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT; truy thu BHXH, BHYT, BHTN.

1.2. Phương pháp kiểm tra.

   a, Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và kế hoạch kiểm tra do BHXH Việt Nam giao hằng năm, BHXH tỉnh, BHXH huyện lập kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT; Báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra để tổ chức thực hiện.

   b, Các bước tiến hành:

    + Căn cứ bảng kê hồ sơ đăng ký và hồ sơ điều chỉnh của đơn vị gửi cơ quan BHXH trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, các thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của đơn vị và người lao động do cơ quan BHXH gửi hằng tháng, hằng năm để kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ đóng BHXH, BHYT, BHTN tại đơn vị như danh sách lao động trong biên chế của đơn vị, danh sách trả lương, HĐLĐ, các quyết định của đơn vị đối với người lao động; các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

   + Kiểm tra các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh các yếu tố về nhân thân; điều chỉnh làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo bảng kê (Phụ lục 02, Mục I Phụ lục 03).

   + Lập biên bản kiểm tra.

   + Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lương của người lao động thì yêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.

   + Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì lập biên bản và kiến nghị thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

1.3. Kế hoạch kiểm tra

  • Kiểm tra định kỳ: Hằng năm, BHXH tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra thấp nhất đạt 25% số đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng trên địa bàn.
  • Kiểm tra đột xuất: Căn cứ tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN; truy đóng BHXH, BHYT, BHTN; số lượng đơn vị, doanh nghiệp, số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN; số đơn vị, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tiền lương đóng BHXH, BHYT để lập kế hoạch và tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_27832" align="aligncenter" width="371"]cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra Cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra[/caption]

  Thứ hai,Thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

   Từ ngày 01/01/2016, hằng năm BHXH tỉnh, BHXH huyện tổ chức thanh tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị trên địa bàn như sau:

2.1. Đối tượng thanh tra:

  • Đơn vị đã được cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa khắc phục trong thời hạn quy định.
  • Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BH

2.2. Nội dung, kế hoạch, phương pháp thanh tra:

Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam

 2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi cơ quan bảo hiểm thanh tra kiểm tra.

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp
  • Bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người lao động, bảng chấm công.
  • Danh sách trả lương
  • Hợp đồng lao động
  • Các quyết định đối với người lao động ( quy chế tiền lương...)
  • Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
  • Hồ sơ điều chỉnh của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN
  • Các thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  • Các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN ( nếu có )
  • Bản photo sổ bảo hiểm xã hội của người lao động
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động
  • Khai trình sử dụng lao động
  • Hệ thống thang bảng lương do đơn vị xây dựng
  • Giấy nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN
  • Các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN

   Ngoài ra cơ quan bảo hiểm sẽ yêu cầu bổ sung thêm một hoặc loại bớt một số giấy tờ.

   Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

   Đăng ký lao động cho doanh nghiệp mới thành lập

   Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương 2017

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178