• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017: Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017 để phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới tăng lên...

  • Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017
  • xây dựng thang bảng lương
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG NĂM 2017

Kiến thức của bạn:

     Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017 để phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới tăng lên.

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Điều 93 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

     Căn cứ theo điều 93 của Bộ luật Lao động về xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh xã hội Quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

xay-dung-he-thong-thang-bang-luong-2

     Hồ sơ xây dựng thang bảng lương bao gồm:

  • Hệ thống thang bảng lương
  • Công văn đăng ký hệ thống thang bảng lương
  • Quyết định để ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thống kê hệ thống thang bảng lương
  • Các quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế về tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng

     Khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp cần căn cứ vào nghị định 49/2013 và  nghị định 153/2016 để xây dựng cho thang bảng lương mới 2017, cụ thể cần lưu ý:

     1 . Xây dựng các cấp bậc lương:

      Doanh nghiệp có thể xây dựng bao nhiêu bậc cũng được, thường thì các doanh nghiệp hay xây dựng 10 bậc. Người lao động khi mới vào làm việc, sẽ là bậc 1, và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương sẽ lên một bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.

    - Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng.

    - Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

   - Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

     Kể từ ngày 1/1/2016 mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp lương.

     Căn cứ theo nghị định 153/2016 mức lương tối thiểu vùng tăng cụ thể:

     Vùng 1: 3.750.000 đồng/tháng

     Vùng 2: 3.320.000 đồng/tháng

     Vùng 3: 2.900.000 đồng/tháng

     Vùng 4: 2.580.000 đồng/tháng

     Doanh nghiệp cần lưu ý căn cứ theo các vùng để xây dựng thang bảng lương cho mình.

     2. Khoảng cách giữa các cấp bậc

     Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

     Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp và phân nhóm cùng chung một mức lương.

     Trên tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội thì mức lương: Ghi theo mức lương trong hợp đồng lao động và phụ cấp nếu có

     Cần lưu ý là thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển của công ty, doanh nghiệp và bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật lao động.

     3. Trình tự Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp:

     - Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện ( gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện)

       - Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.

      Lưu ý: Không phải nộp lệ phí khi đi nộp đăng ký thang bảng lương.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178