• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Chứng cứ phải được thu thập đúng quy định của BLTTHS

  • Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
  • Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ

Câu hỏi của bạn về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ

     Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, Xin cho biết thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được thiện như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ như sau:

1. Căn cứ pháp lý về quy định về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

2. Nội dung tư vấn về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

     Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguồn chứng cứ như sau:

"Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự." [caption id="attachment_139614" align="aligncenter" width="460"]Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ[/caption]

     Một điểm đáng lưu ý của quy định trên là: pháp luật tố tụng hình sự thừa nhận dữ liệu điện tử được xem là nguồn chứng cứ, đồng thời nó có thể được dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, dữ liệu điện tử phải đáp ứng được điều gì để có thể được dùng làm chứng cứ của vụ án

     Có thể nói, trong thời đại “kỹ thuật số” hiện nay, việc tạo ra một dữ liệu điện tử chứa đựng thông tin theo ý chí chủ quan của người tạo ra nó cũng không khó. Do đó, theo quan điểm cá nhân, để dữ liệu điện tử được sử dụng làm chứng cứ thì cần thiết phải đảm bảo những thuộc tính sau:

     - Tính khách quan: Dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệch, biến dạng; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, email, USB, tài khoản trên mạng, trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), đang truyền trên mạng...

     - Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được thu thập đúng quy định của BLTTHS, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, trong cả quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng, sao lưu điện tử, chặn thu trên mạng, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu và khi sử dụng chứng cứ phải kiểm tra tính hợp pháp của biện pháp thu thập. Từng thiết bị điện tử như máy tính, máy điện thoại, máy chủ, máy tính bảng, USB, đĩa CD/DVD...phải được ghi cụ thể vào biên bản (không được ghi chung như: Một bao tải, hộp các tông đã niêm phong), niêm phong theo đúng quy định, để dữ liệu không thể bị can thiệp, tác động làm thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp. Chuyên gia phục hồi dữ liệu sử dụng công nghệ và phần mềm phục hồi dữ liệu, như thiết bị chống ghi (Read Only ) sao chép dữ liệu điện tử và chỉ sử dụng bản sao này để phục hồi, phân tích, tìm kiếm dữ liệu, chuyển thành dạng đọc được, nghe được, nhìn thấy được. Bản gốc phải được bảo quản theo đúng quy định.

     - Tính liên quan của chứng cứ: Dữ liệu thu được có liên quan đến hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả..., được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án. Tính liên quan thể hiện ở nguyên lý, công nghệ hình thành dấu vết điện tử, thông tin về không gian, thời gian hình thành dữ liệu (logfile, IP, siêu dữ liệu, hàm hash), địa chỉ lưu trữ, nội dung thông tin, thời gian phạm tội (nguồn gốc và nội dung thư điện tử, chat, tin nhắn, công nghệ tấn công, nạn nhân, thiệt hại, camera...), cookies truy cập...

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178