• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đi làm nương mà không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu theo quy định..luật giao thông đường bộ cấm trường hợp ngồi sau xe mô tô..

  • Đi làm nương mà không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu
  • Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm 
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm 

Câu hỏi của bạn về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm:

     Chào luật sư, mong luật sư giải đáp thắc mắc, cụ thể vụ việc như sau: Tôi đi làm nương ngô về, điều khiển xe máy đi qua 1 đoạn đường 500m rồi rẽ vào đường rừng núi, tôi không đội mũ bảo hiểm. Nhưng dân đi làm không hay đội mũ vì đường rừng khó đi nên chỉ đội mũ đi nắng, mưa thôi. Xin hỏi luật sư, như vậy có coi là vi phạm luật không? và có luật riêng cho thôn bản không?

Câu trả lời của luật sư về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm

2. Nội dung tư vấn về Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm

Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông. Một trong số đó là đội mũ bảo hiểm. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Quy định chung về người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông

 Căn cứ theo luật giao thông đường bộ hiện hành thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Tại Khoản 2, Điều 30, Luật giao thông đường bộ quy định như sau:

 

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

[caption id="attachment_135086" align="aligncenter" width="620"] Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm [/caption]

2.2. Đi làm nương không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (...)

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước (...)

      Và khoản 3, điều 11 nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ (...) 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ (...)

     Như vậy theo quy định của pháp luật thì người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm, tức là khi tham gia giao thông thì việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc không tính đoạn đường đi là ngắn hay dài. Trong trường hợp của bạn thì việc bạn điều khiển xe máy (tham gia giao thông) mà không đội mũ bảo hiểm là bạn đã vi phạm luật giao thông và theo pháp luật hiện hành thì bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng với hành vi vi phạm trên. 

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Đi làm nương mà không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178