Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước thì xử lý như thế nào?
09:00 07/10/2017
Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước thì xử lý như thế nào? Xin Luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: gia đình tôi ba đã mất, má tôi nay đã
- Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước thì xử lý như thế nào?
- mẹ để lại di chúc cho con
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
MẸ ĐỂ LẠI DI CHÚC CHO CON NHƯNG CON LẠI CHẾT TRƯỚC THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
Câu hỏi của bạn:
Xin Luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: gia đình tôi ba đã mất, má tôi nay đã già có làm di chúc và chia tài sản cho anh trai tôi. Nay anh trai tôi mất, chị dâu tôi hỗn hào, xem mẹ tôi không ra gì trái với đạo lý của một người con dâu. Nay mẹ tôi muốn lấy lại tài sản và làm lại di chúc có được không vì mẹ tôi có chia cho anh tôi 2 miếng đất có làm sổ đỏ riêng cho vợ chồng anh tôi nhưng chưa đưa sổ. Hiện sổ đỏ này mẹ tôi còn giữ, mẹ tôi phải làm gì để sửa đổi di chúc. Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước thì xử lý như thế nào?
-
Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước
Tại Điều 613 BLDS quy định về người thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp này, mẹ bạn là người để lại tài sản, có di chúc với nội dung xác định cho anh trai bạn là người thừa kế tài sản nhưng hiện nay anh trai bạn lại chết trước mẹ bạn; do đó xét theo quy định của pháp luật thì di chúc của mẹ bạn bây giờ sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Về hai mảnh đất mà mẹ bạn đã chia cho anh trai bạn thì cần xem xét trình tự, thủ tục phân chia có thỏa mãn quy định của pháp luật chưa? Theo như bạn nói thì có thể thấy giữa anh trai bạn và mẹ bạn đã hình thành nên một giao dịch dân sự, cụ thể là hợp đồng tặng cho tài sản. Đối với tất cả các giao dịch liên quan đến đất đai thì theo Luật đất đai cần phải được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, theo bạn trình bày thì giao dịch dân sự này đã được thực hiện xong và phía cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh trai bạn. Mặc dù mẹ bạn chưa đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị dâu bạn nhưng quyền và nghĩa vụ của chị dâu bạn đối với hai mảnh đất đã phát sinh từ thời điểm nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, tức là lúc được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu mẹ bạn muốn lấy lại hai mảnh đất này thì cần xem xét, chứng minh lúc hình thành giao dịch tặng cho đất này thì các trình tự không đúng theo luật định, dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu, các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bạn có thể tham khảo về trình tự, thủ tục tặng cho đất qua bài viết sau: Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con theo quy định pháp luật. [caption id="attachment_55272" align="aligncenter" width="518"] Mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước thì xử lý như thế nào?[/caption]
-
Sửa đổi di chúc khi mẹ để lại di chúc cho con nhưng con lại chết trước
Điều 640 BLDS quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”
Nếu bây giờ mẹ bạn muốn sửa đổi di chúc thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được. Hoặc nếu mẹ bạn lập di chúc mới thì di chúc cũ trước đó sẽ bị hủy bỏ. Lưu ý với bạn là trong trường hợp định đoạt tài sản là đất đai, nhà gắn liền với đất thì để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp lý, mẹ bạn nên đi công chức di chúc tại Phòng công chứng/Văn phòng công chức hoặc chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Phân chia tài sản khi mẹ chết, bố lấy thêm vợ khác
- Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc
Để được tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.