• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đến ngày 19/7/2020 khi chưa cấp kịp bằng lái con bị bắt xe, trong biên bản là không có bằng lái...Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt?

  • Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt không
  • Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt

Câu hỏi của bạn về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt

     Xin chào luật sư!

    Con hiện đang sống và học tại TP Y. Cho con hỏi trường hợp con thi bằng lái hạng A1 cách đây gần 1 tháng rồi tại trường. Đến ngày 19/7/2020 chưa cấp kịp bằng lái, con bị bắt tại TP Y viết trong biên bản là không có bằng lái. Con có giải thích với chú công an là thi rồi mà chưa cấp kịp. Chú công an nói là hiện tại không có bằng thì ghi là không có bằng. Còn cấp kịp hay không hay thi rồi mà chưa có bằng thì lên đồn giải quyết. Vậy cho con hỏi quy định xử phạt với trường hợp hiện tại như thế nào ạ, và nếu xử phạt thì phí phạt bao nhiêu tiền vậy ạ. Con xin cô chú hồi đáp sớm

     Con xin cảm ơn luật sư rất nhiều ạ!

Câu trả lời của luật sư về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt như sau:

1. Căn cứ pháp lý về về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt:

2. Nội dung tư vấn về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt:

     Để điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông thì người tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nhất định như về độ tuổi, sức khỏe, kỳ thi sát hạch,....Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Đối với trường hợp của bạn luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_199066" align="aligncenter" width="480"] Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt[/caption]

2.1. Điều kiện, thủ tục xin cấp bằng lái xe

     Theo mục 2 thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe 1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. 2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. 3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Điều 8. Hình thức đào tạo 1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo. 2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới. Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe 1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài; d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. 2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật; c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch); Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. 3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này; b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

     Như vậy, tùy vào loại xe mà người muốn tham gia điều khiển phải đáp ứng các điều kiện nhất định về quốc tịch, tuổi, sức khỏe, kinh nghiệm lái xe và phải nộp hồ sơ tham gia kỳ thi sát hạch theo quy định. [caption id="attachment_199117" align="aligncenter" width="449"] Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt[/caption]

2.2. Đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt không?

     Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

     Theo đó, Người lái xe khi điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe

     Ngoài ra, khoản 2 Điều 35 Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định về việc cấp mới giấy phép lái xe như sau:

Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe 1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe. 2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch. 3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch

     Như vậy, Căn cứ theo quy định trên ta thấy người trúng tuyển cần đợi khoảng 10 ngày để Giám đốc Sở giao thông Vận tải cấp bằng lái xe. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau bằng lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch. Do đó, nếu chưa nhận được bằng lái xe mà điểu khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý với lỗi không có Giấy phép lái xe với mức phạt quy định tại khoản 5 điều 21 nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới .......................................... 5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa...

     Kết luận: Mặc dù bạn đang trong thời gian chờ cấp lái xe nhưng theo luật giao thông đường bộ thì khi tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe. Nếu không có bạn vẫn bị lập biên bản và bị xử phạt theo quy định.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về đang chờ cấp bằng lái xe tham gia giao thông có bị phạt, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178