• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự được coi là nền tảng thực hiện các nghĩa vụ cũng là những căn cứ để tiến hành các công việc trong truy cứu TNHS...

  • Một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
  • Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Câu hỏi của bạn về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Thưa Luật sư, Luật sư có thể cho tôi được biết các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự hiện nay là gì, được quy định cụ thể như thế nào không?

Xin cảm ơn

Câu trả lời của Luật sư về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự như sau:

1. Căn cứ pháp lý về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

2. Nội dung tư vấn về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 ra đời là sự kế thừa và phát huy những ưu điểm đã có từ bộ luật Hình sự 2003. Với nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 đã và đang cho thấy vai trò của mình. Một số nguyên tắc cơ bản, quan trọng mà bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc, truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân, tổ chức vi phạm, gồm:

2.1. Nguyên tắc cơ bản liên quan đến quyền nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân

     Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân, quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân bao gồm như:

2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

     Theo đó, Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Đây là nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền con người, quyền lợi hợp pháp của cá nhân, phù hợp với Hiến pháp và các công ước, Hiệp ước, Hiệp định..về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. [caption id="attachment_199213" align="aligncenter" width="463"] Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự[/caption]

2.1.2. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

     Là nguyên tắc khẳng định quyền tuyệt đối của mỗi cá nhân trong các hoạt động tố tụng. Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc này như sau:

Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật:

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế

=> Pháp nhân cũng là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Để đảm bảo bình đẳng các quyền trước pháp luật, bộ luật tố tụng hình sự quy định về bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các cá nhân, pháp nhân mà không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng hay thành phần, địa vị xã hội, hay những pháp nhân có nguồn gốc, hình thức sở hữu theo pháp luật.

Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

     Là nguyên tắc cơ bản rất quan trọng, góp phần bảo đảm việc xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự phải đúng người, đúng tội danh, kịp thời, loại trừ và ngăn chặn kịp thời nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể:

Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

2.1.3. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác

Cụ thể hóa tinh thần, quy định của Hiến pháp 2013, bộ luật tố tụng Hình sự quy định về nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, pháp nhân; thể hiện sự bình đẳng, công bằng và bảo hộ công dân của Việt Nam.

Ngoài việc nguyên tắc bảo hộ về tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, bộ luật hình sự cũng quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, cá nhân, cụ thể như sau:

Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội

Đây cũng là một trong số những nguyên tắc vô cùng quan trọng khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, pháp nhân. Nguyên tắc này một mặt đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, mặt khác cũng thể hiện sự công bằng khi truy cứu trách nhiệm hình sự; chỉ khi thỏa mãn được hết các yếu tố cấu thành tội phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

     Tiếp nối nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản về nghĩa vụ xác định sự thật của vụ án hoặc không thể bị kết án hai lần về cùng một tội phạm. Điều này cho thấy rõ về vai trò, phạm vi cũng như trách nhiệm, nhiệm vụ của bộ luật này

Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

2.3. Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án hình sự

Bộ luật Hình sự quy định một số nguyên tắc trong quá trình tiến hành tố tụng của vụ án hình sự như sau:

Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

[caption id="attachment_199215" align="aligncenter" width="387"] Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự[/caption]

     Một số những nguyên tắc cơ bản nêu trên là những nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tội phạm. Người phạm tội và các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc cơ bản nêu trên để pháp luật được thực thi đúng trong cuộc sống; để quá trình xử lý phải đúng người, đúng tội, đúng quy định.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178