• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự đặt ra các biện pháp bảo đảm cho một nghĩa vụ dân sự chính được thực hiện,

  • Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm
  • biện pháp bảo đảm
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn:

     Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời:      Điều 292 BLDS 2015 quy định:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

     Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự đặt ra các biện pháp để đảm bảo cho một nghĩa vụ dân sự chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

     Hiểu theo một cách khác, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả  xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. [caption id="attachment_10309" align="aligncenter" width="300"]biện pháp bảo đảm biện pháp bảo đảm[/caption]

     Phụ thuộc vào nội dung, tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ mà mỗi biện pháp bảo đảm mang một đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp bảo đảm đều có các đặc điểm chung sau đây:

  • Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính.

     Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm. Nghĩa là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập.

  • Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

     Thông thường, khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

  • Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất

     Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.

  • Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính.

     Khoản 1, điều 293 BLDS 2015 quy định: “Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.”

  • Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ

     Cho dù các bên đã đặt lại ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một cách đầy đủ.

  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xác lập từ sự thỏa thuận giữa các bên.

     Các bên tự thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp bảo đảm nào để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên.

    Để được tư vấn chi tiết về biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178