Cưỡng chế kê biên tài sản chung xử lý như thế nào?
12:04 30/03/2021
06 biện pháp cưỡng chế cưỡng chế thi hành án được quy định tại Luật Thi hành án dân sự....Cưỡng chế kê biên tài sản chung được thực hiện như sau:...
- Cưỡng chế kê biên tài sản chung xử lý như thế nào?
- cưỡng chế kê biên tài sản chung
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Việc cưỡng chế kê biên tài sản chung trong pháp luật Thi hành án Dân sự được hiểu như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư để giúp tôi nắm được! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về cưỡng chế kê biên tài sản chung. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cưỡng chế kê biên tài sản chung như sau:
Căn cứ pháp lý:
- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
- Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự
- Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
1. Cưỡng chế kê biên tài sản chung là gì?
Trên thực tế, các trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu có thể là tài sản chung của vợ chồng, tài sản công ty, tài sản chung của một nhóm cá nhân…Như vậy tài sản chung là gì? Theo pháp luật Dân sự Việt Nam, Điều 207 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung như sau:
Kê biên tài sản để thi hành án dân sự (THADS) là một trong những biện pháp cưỡng chế, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định đã có hiệu lực, họ có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó nhưng họ lại không tự nguyện thực hiện. Trong THADS, kê biên tài sản để THADS là biện pháp được Nhà nước sử dụng để bắt buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ. Hiện nay, biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được ghi nhận tại khoản 3 Điều 71 và được cụ thể hoá trong nhiều điều luật khác tại Chương IV Luật THADS năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tài sản bị cưỡng chế kê biên để thi hành án có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án nhưng cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án đối với người khác.
Điều 74. Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Toà án.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đối với tài sản chung
- Thông thường, cơ quan, tổ chức THADS sẽ cưỡng chế kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải THADS trước và chỉ cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác khi tài sản riêng của người phải thi hành án không đủ, không có để thi hành nghĩa vụ hoặc do yêu cầu của người phải thi hành án và xét thấy yêu cầu này không gây khó khăn cho cơ quan thi hành án.
Sở dĩ phải xác định đây là một nguyên tắc bởi nhìn chung, xét về sự thuận lợi thì việc cưỡng chế kê biên đối với tài sản riêng của người phải thi hành án dân sự sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn so với cưỡng chế kê biên tài sản chung của người phải thi hành án dân sự với người khác. Tài sản riêng của người phải thi hành án dân sự sẽ là đối tượng đầu tiên của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sẽ có trường hợp kê biên tài sản riêng không đủ để người phải thi hành án dân sự thực hiện nghĩa vụ, thậm chí họ không có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải thi hành án chủ động yêu cầu kê biên tài sản chung trước và yêu cầu này không hề gây khó khăn gì cho cơ quan, tổ chức thi hành án thì đương nhiên trong những trường hợp này phải xác định tài chung của người phải thi hành án với người khác là đối tượng của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản.
- Nguyên tắc chỉ cưỡng chế kê biên tài sản chung của người phải THADS với người khác khi các tài sản khác không có, không đủ để thi hành án hoặc khi người phải thi hành án có tài sản chung có yêu cầu kê biên tài sản chung mà yêu cầu này không gây trở ngại, khó khăn cho cơ quan thi hành án cũng phần nào được thể hiện qua quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật THADS năm 2014 như sau:
Như đã phân tích ở trên, vì là tài sản chung của người phải THADS với người khác nên khi cưỡng chế kê biên tài sản chung này có thể xảy ra hai trường hợp:
- Tài sản chung đó chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án
- Tài sản chung đó đã xác định được phần sở hữu, sử dụng của các chủ sở hữu, sử dụng chung
Như vậy, có thể nói trong 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì biện pháp “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được Chấp hành viên áp dụng nhiều nhất. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề cưỡng chế kê biên xử lý tài sản chung bạn có thể gọi về Tổng đài 19006500 của chúng tôi để được tư vấn.
Chào Luật sư, Luật sư tư vấn giúp em về vấn đề sau. Thủ tục kê biên xử lý đối với tài sản chung như thế nào? Mong Luật sự tư vấn. Em cảm ơn Luật sư.
Thủ tục kê biên xử lý đối với tài sản chung được quy định tại luật thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014, đối với trường hợp tài sản chung của người phải thi hành án với người khác bị cưỡng chế kê biên mà chưa xác định được phần quyền sở hữu, phần quyền sử dụng của người phải thi hành án, chấp hành viên thông báo để người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất tự thoả thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thoả thuận hoặc thoả thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thoả thuận không được và không yêu cầu toà án giải quyết thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu toà án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu toà án giải quyết thì chấp hành viên yêu cầu toà án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lí tài sản theo quyết định của toà án.
- Thứ hai, trường hợp tài sản bị cưỡng chế kê biên thuộc sở hữu chung nhưng đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung thì việc xử lí tài sản đó thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật THADS năm 2014 như sau: Như vậy tùy vào từng trường hợp mà chúng ta có những cách xử lý khác nhau theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về cưỡng chế kê biên xử lý tài sản chung:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cưỡng chế kê biên xử lý tài sản chung, tịch thu, khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, khai thác tài sản của người phải thi hành án, buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.. …. và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về cưỡng chế kê biên xử lý tài sản chung về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Chuyên viên: Nguyễn Phương
Như vậy, về nguyên tắc chung, tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải THADS phải được cưỡng chế kê biên trước, tài sản chung chỉ bị cưỡng chế kê biên khi người phải thi hành án không có, không đủ tài sản riêng để thi hành án hoặc do chính người phải thi hành án yêu cầu cưỡng chế kê biên tài sản chung.3. Các trường hợp cần cưỡng chế kê biên xử lý tài sản chun
4. Tình huống tham khảo: Thủ tục cưỡng chế kê biên xử lý đối với tài sản chung
+ Đối với tài sản chung có thể chia được, chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án.
+ Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản, chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ