• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp mà sẽ được quy định cụ thể trong pháp luật ...

  • Công chứng hợp đồng ủy quyền theo quy định 2020
  • Công chứng hợp đồng ủy quyền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Công chứng hợp đồng ủy quyền

Câu hỏi của bạn về công chứng hợp đồng ủy quyền

     Thưa Luật sư, cho tôi hỏi hợp đồng ủy quyền có phải công chứng không? Tôi xin chân thành cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư về công chứng hợp đồng ủy quyền 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về công chứng hợp đồng ủy quyền, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về công chứng hợp đồng ủy quyền  như sau:

1. Cơ sở pháp lý về công chứng hợp đồng ủy quyền 

2. Nội dung tư vấn về công chứng hợp đồng ủy quyền

     Hiện nay, theo quy định của pháp luật dân sự có quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, trong Bộ luật dân sự không quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải công chứng. Cụ thể: [caption id="attachment_186850" align="aligncenter" width="309"] Công chứng hợp đồng ủy quyền[/caption]

2.1. Hợp đồng ủy quyền 

     Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

     Theo đó, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định tập trung các trường hợp ủy quyền phải công chứng, chứng thực, việc công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.      Ngoài ra, theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng năm 2014 có quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

"1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. 2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
     Theo đó, Luật công chứng 2014 cũng chỉ quy định thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khi người dân có yêu cầu công chứng chứ không quy định hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải được công chứng, trừ một số trường hợp được nêu cụ thể tại văn bản chuyên ngành.

2.2. Thời hạn ủy quyền

     Căn cứ theo Điều 563 có quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

"Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."

     Theo quy định trên, thời hạn của hợp đồng ủy quyền sẽ ưu tiên cho các bên tự thỏa thuận. Thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền.Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.

     Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp mà sẽ được quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành riêng. Trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó (khoản 2, điều 129 BLDS 2015). Tuy nhiên, để được Tòa án công nhận tính có hiệu lực của hợp đồng thì buộc các bên có yêu cầu phải có căn cứ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.

     Trên thực tế, thường các vấn đề ủy quyền để định đoạt tài sản lớn hoặc các vấn đề ủy quyền mang tính chất quan trọng đối với các vấn đề về nhân thân hoặc tài sản, bạn nên thực hiện lập văn bản ủy quyền có công chứng để đảm bảo tính hiệu quả khi thực thi.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Công chứng hợp đồng ủy quyềnquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Huyền Trang

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178