• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công an có quyền kiểm tra trụ sở doanh nghiệp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm,...

  • Công an có được kiểm tra trụ sở doanh nghiệp không theo quy định hiện nay
  • Công an có được kiểm tra trụ sở doanh nghiệp không
  • Hỏi đáp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Nếu bạn đang tìm hiểu quy định công an có được kiểm tra trụ sở doanh nghiệp không mà còn băn khoăn, chưa nắm rõ thì hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.

1. Công an có được kiểm tra trụ sở doanh nghiệp không?

     Căn cứ quy định tại khoản 10, 11 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân thì công an nhân dân có quyền thực hiện quản lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tóm lại, công an có quyền kiểm tra trụ sở doanh nghiệp.

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra

     Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 49/2014/NĐ-CP:

     Thứ nhất, doanh nghiệp được kiểm tra có các quyền sau:

  • Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc từ chối giải trình về các vấn đề không thuộc phạm vi, nội dung kiểm tra đồng thời nêu rõ lý do từ chối;

  • Giải trình và làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;

  • Khiếu nại hoặc thông báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về các quyết định, hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

     Thứ hai, doanh nghiệp được kiểm tra có trách nhiệm:

  • Chấp hành quyết định kiểm tra;

  • Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;

  • Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.

3. Nguyên tắc khi thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

     Theo quy định tại Điều 2 Chỉ thị 20/CT-TTg 2017, một số nguyên tắc khi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là:

  • Thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch đã được phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao;

  • Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng;

  • Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất;

  • Nếu có sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra với cơ quan khác thì phải báo cáo với cơ quan, đơn vị liên quan để có giải pháp phù hợp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Công an kiểm tra trụ sở doanh nghiệp không báo trước có được không?

     Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 49/2014/NĐ-CP, hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, trong một số trường hợp, công an có quyền kiểm tra trụ sở doanh nghiệp đột xuất, không báo trước.

Câu hỏi 2. Doanh nghiệp bị kiểm tra mấy lần một năm?

     Theo Điều 1 Chỉ thị 20/CT-TTg 2017, khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị kiểm tra đột xuất.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178