• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ quy trình, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

  • Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành
  • Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Hỏi đáp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu quy định về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mà còn băn khoăn, chưa nắm rõ. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay sau đây nhé.

1. Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

     Theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm Bổ sung ngành, nghề kinh doanh, Bỏ ngành, nghề kinh doanh và Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh. 

     Như vậy, bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính thay đổi ngành nghề kinh doanh. Khi doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Hồ sơ thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh

     Theo Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi có nhu cầu bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

     Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

  • Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện không trực tiếp đi nộp hồ sơ.

3. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền chuẩn bị hồ sơ tại mục 2 và nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phương thức nộp hồ sơ:

  • Trực tiếp

  • Trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

  • Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

  • Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả:

     Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

     Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Mức phạt không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh là bao nhiêu?

     Theo Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh như sau:

  • Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

     Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Câu hỏi 2. Lệ phí thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh là bao nhiêu?

     Theo thông tư số 47/2019/TT-BTC về  quy định mức thu, chế độ thu, nộp,quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Trong đó có lệ phí đăng ký doanh nghiệp về các thay đổi ngành nghề kinh doanh cụ thể như sau:

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm thay đổi về nội dung chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là: 50.000 đồng/lần

  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là: 100.000 đồng/lần.

     Lưu ý: Nếu nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp nhưng vẫn phải nộp phí công bố

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178