Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng hay không?
11:42 26/03/2018
Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng hay không, Theo quy định trên pháp luật hôn nhân và gia định thì thừa nhận con riêng của vợ
- Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng hay không?
- Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng
Kiến thức của bạn:
Xin Luật sư cho biết con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng hay không?
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý :
Nội dung tư vấn: Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng
Tại khoản 16 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: "16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột."
Theo quy định trên, pháp luật hôn nhân và gia định thì thừa nhận con riêng của vợ và cha dượng là thành viên trong hộ gia đình của nhau
Tại điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau:
Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Với quy định tại điều 564 BLDS năm 2015 ta có thể hiểu thành hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, Nếu như con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì không được thừa kế di sản của nhau
Thứ hai, Nếu như con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của BLTTDS
[caption id="attachment_80879" align="aligncenter" width="408"] Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng[/caption]
Điều 651 BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tóm lại trọng trường hợp của bạn, nếu như người con riêng đó có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng người cha dượng như cha con thì người cong riêng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Cách thức và thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
- Chia di sản là tài sản chung của bố mẹ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Để được tư vấn chi tiết về con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.