Con lấy trộm tiền của bố mẹ có bị TCTNHS không?
16:47 27/06/2019
Theo quy định của BLHS năm 2015 thì việc con lấy trộm tiền của cha, mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản
- Con lấy trộm tiền của bố mẹ có bị TCTNHS không?
- Con lấy trộm tiền của bố mẹ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Con lấy trộm tiền của bố mẹ
Câu hỏi của bạn về con lấy trộm tiền của bố mẹ
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Xin luật sự cho biết việc con lấy trộm tiền của bố mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?. Xin cám ơn Luật sự
Câu trả lời của luật sư về con lấy trộm tiền của bố mẹ
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về con lấy trộm tiền của bố mẹ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về con lấy trộm tiền của bố mẹ như sau:
1. Cơ sở pháp lý về con lấy trộm tiền của bố mẹ
- Tải văn bản hợp nhất bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Luật hôn nhân và gia đình 2019 – Luật Toàn Quốc
2. Nội dung tư vấn về con lấy trộm tiền của bố mẹ
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là việc: "Con lấy trộm tiền của bố mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?". Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản
Tại điều 173 BLHS năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
....................................
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bạn có thể tham khảo cấu thành tội trộm cắp tài sản tại đây: Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự
2.2. Con lấy trộm tiền của cha, mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản
Như chúng ta đã biết Luật hôn nhân và gia đình năm 20154 có quy định về vấn đề tài sản chung của vợ chồng. Theo đó tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gi đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Tại điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:
Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy theo các quy định trên ta thấy, nếu là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc chỉ có hai vợ chồng với có quyền định đoạt khối tài sản trên, con cái sẽ không có quyền được định đoạt tài sản đó (nếu không có sự cho phép hay ủy quyền của cha, mẹ mình). Và do vậy ta có thể kết luận việc con lấy trộm tiền của cha, mẹ đã xâm phạm đến quyền sở hữu của chính cha, mẹ của mình. Do đó hành vi lấy lấy trộm tiền của cha, mẹ cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản nếu như hành vi đó đủ các dấu hiệu để cấu thành trội phạm.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về Con lấy trộm tiền của bố mẹ quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương