Con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ có được không?
17:06 18/01/2018
Con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ có được không? Chị dâu tôi nhận thừa kế từ anh tôi. Tại thời điểm nhận thừa kế chị tôi có 2 con chưa đủ 18 tuổi, chị...
- Con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ có được không?
- con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CON CHƯA THÀNH NIÊN ỦY QUYỀN CHO MẸ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Chị dâu tôi nhận thừa kế từ anh tôi. Tại thời điểm nhận thừa kế chị tôi có 2 con chưa đủ 18 tuổi, chị nhận thừa kế và đại diện 2 con nhận thừa kế. Tới thời điểm hiện tại 2 con vẫn chưa đủ 18 tuổi, chị tôi vay vốn tại ngân hàng nhưng ngân hàng bảo con làm ủy quyền cho mẹ đi vay tiền? Vậy con chưa đủ 18 tuổi có thế làm ủy quyền cho mẹ được không và ai là người đại diện cho con chưa thành niên để thực hiện ủy quyền trong khi mẹ là đại diện đương nhiên cho con chưa thành niên? Mong Luật sự giúp đỡ!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ
1. Ủy quyền trong dân sự
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Tại Điều 562 BLDS quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
2. Con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ
Hai con của chị bạn đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ 18 tuổi nên thuộc người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 21 BLDS. Bên cạnh đó Điều 21 BLDS cũng quy định về các giao dịch dân sự mà người chưa thành niên tham gia:
“2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” [caption id="attachment_71403" align="aligncenter" width="354"] Con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ[/caption]
Người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên chính là cha, mẹ của người chưa thành niên (khoản 1 Điều 136 BLDS); do đó trong trường hợp của gia đình bạn, chị dâu bạn đang là người đại diện theo pháp luật của hai cháu. Tuy nhiên, việc đại diện theo pháp luật này không nghiễm nhiên hạn chế quyền thực hiện giao dịch dân sự của các cháu bạn. Vì bạn không cung cấp rõ độ tuổi của hai cháu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể, bạn có thể đối chiếu với quy định tại Điều 21 BLDS mà chúng tôi đã đề cập phía trên, theo từng độ tuổi để xem xét. Ví dụ như người chưa đủ 6 tuổi thì hoàn toàn bị hạn chế việc thực hiện giao dịch dân sự, toàn bộ các giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật tức chị dâu bạn thực hiện, không cần sự đồng ý của ai hay ủy quyền từ các cháu. Nhưng nếu các cháu thuộc trường hợp từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì đã có thể thực hiện giao dịch, trong đó có việc vay vốn ngân hàng; tuy nhiên khi xác lập, thực hiện việc vay vốn phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, tức là sự đồng ý của chị dâu bạn. Trường hợp này ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu hai cháu bạn làm hợp đồng ủy quyền cho chị bạn để thực hiện thủ tục. Như vậy, bạn cần xác định độ tuổi của các cháu để xem xét tùy từng trường hợp thực hiện thủ tục với ngân hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Con chưa thành niên có được ủy quyền cho bố thực hiện giao dịch vay vốn ngân hàng?
- Người chưa thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Để được tư vấn chi tiết về con chưa thành niên ủy quyền cho mẹ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.