Con chết trước cha mẹ thì có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
09:20 18/08/2017
Con chết trước cha mẹ thì có quyền hưởng di sản theo di chúc không? Trước đây mẹ chồng tôi ở tại Mỹ có làm di chúc (có cả giấy tuyên thệ tại Mỹ) cho chồng
- Con chết trước cha mẹ thì có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
- con chết trước cha mẹ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CON CHẾT TRƯỚC CHA MẸ THÌ CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THEO DI CHÚC KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Trước đây mẹ chồng tôi ở tại Mỹ có làm di chúc (có cả giấy tuyên thệ tại Mỹ) cho chồng tôi căn nhà của bà đã xây dựng. Căn nhà này chưa được cấp sổ đỏ vì nó được xây dựng trên mãnh đất mà ba chồng tôi khi còn sống được chính quyền ngụy cấp cho và sau này ba chồng tôi bệnh và mất. Trước khi mất thì ba và mẹ chồng có cùng nhau làm di chúc và nội dung là nếu 1 trong 2 người ai chết trước thì người còn lại sẽ được hưởng toàn bộ tài sản (kể cả căn nhà mà mẹ chồng tôi sau này làm di chúc cho riêng chồng của tôi). Nhưng vào năm 2005, chồng tôi bị bệnh và mất thì căn nhà đó tôi vẫn ở cùng con gái và 1 người con riêng của chồng cho đến hôm nay. Mẹ chồng tôi thì vừa mất tại Mỹ năm 2016 vì bệnh và tuổi cao và bà không hề thay đổi di chúc .
Chuyện buồn của tôi là bây giờ, các con còn lại của mẹ chồng tôi muốn tôi bàn giao lại căn nhà và chỉ muốn hỗ trợ con gái tôi 1 tỷ đồng, phần tôi không có gì cả. Tôi lấy chồng khi tôi chỉ mới 21 tuổi, đã ở và gìn giữ căn nhà đó cho đến giờ tôi đã 40 tuổi, chồng tôi thì lớn hơn tôi 37 tuổi và đã bệnh nhiều năm trước khi mất, tôi đã rất vất vã để chăm sóc chồng trong thời gian bệnh đau nằm một chỗ và luôn cả bà dì chồng bị bệnh tâm thần (em ruột của má chồng) và những tháng ngày sau khi chồng mất, cả đứa con riêng của chồng tôi lúc ba nó không còn. Tôi và chồng lấy nhau có hôn thú đàng hoàng, tôi thấy buồn vì những người bên gia đình chồng cư xử như hôm nay. Tôi muốn biết với hoàn cảnh của tôi thì tôi có quyền đòi quyền lợi của căn nhà tôi đã ở đó 20 năm nay không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Con chết trước cha mẹ thì có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
Theo như bạn trình bày thì ba mẹ chồng bạn có cùng nhau lập di chúc định đoạt tài sản với nội dung nếu một trong hai người mất trước thì người còn lại sẽ được hưởng toàn bộ tài sản để lại. Sau khi bố chồng bạn mất, mẹ chồng bạn lập di chúc mới để lại căn nhà cho chồng bạn. Ở đây chúng tôi sẽ không đi sâu vào phân tích hình thức của di chúc mà coi như các di chúc bố mẹ chồng bạn lập là hợp pháp và sẽ xem xét về nội dung của di chúc.
Tại Điều 609, Điều 610 Bộ luật dân sự có quy định về quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân, theo đó cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình, cũng có quyền bình đẳng hưởng di sản theo di chúc. Bên cạnh đó, Điều 613 Bộ luật dân sự quy định về người thừa kế thì “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Theo quy định của pháp luật, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết. Mặc dù, mẹ chồng bạn có lập di chúc để lại cho chồng bạn căn nhà này nhưng chồng bạn lại mất trước mẹ bạn nên di chúc dù có hợp pháp thì chồng bạn cũng không đủ điều kiện để hưởng.
-
Phân chia di sản khi con chết trước cha mẹ
Vì người thừa kế theo di chúc đã mất trước khi mở thừa kế nên phần di sản này sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất gồm các con của mẹ chồng bạn, mỗi người sẽ được phần bằng nhau khi chia di sản thừa kế. Vì chồng bạn mất trước mẹ bạn nên theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha của cháu được hưởng nếu còn sống, tức là con gái của bạn và con riêng của chồng bạn sẽ được hưởng phần di sản của chồng bạn.
Chúng tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật bạn không thuộc diện được hưởng di sản của mẹ chồng. Bạn sẽ được hưởng phần tài sản mà chồng mình để lại. Còn về căn nhà của mẹ chồng bạn, bạn nên thương lượng với các anh chị em trong nhà trên phương diện tình cảm để giải quyết một cách hợp lý nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Con dâu có quyền đòi chia di sản thừa kế của bố mẹ chồng không?
- Chồng chết vợ muốn bán đất có được không?
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;