Có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào theo pháp luật?
17:25 24/06/2019
Cử chỉ thô tục được hiểu là những hành vi có tính chất bất lịch sự, thô lỗ hoặc xúc phạm người khác. Hành vi đó đó có thể hạ thấp giá trị
- Có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào theo pháp luật?
- Có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
Câu hỏi về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào theo pháp luật hiện hành?
Câu trả lời về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào như sau:
1. Cơ sở pháp lý về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
- Tải văn bản hợp nhất bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
2. Nội dung tư vấn về có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Nghị định 167/2013 và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Có cử chỉ thô tục có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Tại điều 5 nghị định 167/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
..............................
6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cử chỉ thô tục được hiểu là những hành vi có tính chất bất lịch sự, thô lỗ hoặc xúc phạm người khác. Hành vi đó đó có thể hạ thấp giá trị của người bị xúc phạm.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013 quy định về việc xử phạt vi vi hành chính hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, theo đó người có cử chỉ thô tục sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
2.2. Có cử chỉ thô tục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
.......................
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì tội làm nhục người khác được hiểu là việc người phạm tội có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Hành vi đó phải là hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v..., đồng thời những hành vi này phải xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm
Một thực tế hiện nay là để cấu thành tội này đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi xúc phạm “nghiêm trọng” đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên thế nào là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác thì lại chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn cụ thể.
Do đó để xác định vấn đề này các cơ quan tiến hành tố tụng thường phải căn cứ vào các yếu tố như: tính chất của hành vi; mức độ bị xâm hại đến danh dự, nhân phẩn; trình độ nhận thức; mối quan hệ gia đình và xã hội; địa vị xã hội; quá trình hoạt động của bản thân người bị hại; phong tục tập quán; truyền thống gia đình… nếu qua việc đánh giá các yếu tố nêu trên các CQTHTT nhận thấy hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bị hại thì họ sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.
Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về Có cử chỉ thô tục bị xử lý thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương