• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động ....

  • Tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm
  • trung tâm dịch vụ việc làm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm

Kiến thức của bạn:

     Tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Việc làm 2013
  • Nghị định 196/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

     Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

     Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

trung-tam-dich-vu-viec-lam

1. Trung tâm dịch vụ việc làm

     Điều 37 Luật Việc làm quy định như sau:

Điều 37. Trung tâm dịch vụ việc làm

1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;

b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.

2. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.

Như vậy, trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;

b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.

  • Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a nêu trên ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b nêu trên.

2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm

  • Lãnh đạo của Trung tâm dịch vụ việc làm gồm: Giám đốc và một số Phó Giám đốc;
  • Bộ máy giúp việc của Giám đốc gồm các phòng chuyên môn, phòng phục vụ. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, phòng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm

  • Hoạt động tư vấn của trung tâm dịch vụ việc làm

a) Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

b) Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;

c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về qun trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;

d) Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.

  • Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cu của người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;

b) Cung ứng lao động theo yêu cu của người sử dụng lao động;

c) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;

d) Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  • Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
  • Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
  • Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
  • Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
  • Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

      Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178