• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm

  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
  • bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực kinh doanh
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Kiến thức của bạn:

     Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
  • Nghị định 18/2005/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:       Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định:

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

     Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

bao-hiem-tuong-ho-trong-linh-vuc-kinh-doanh

1. Thành viên tổ chức 

     Số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên.

  • Thành viên sáng lập
    • Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.
    • Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
    • Thành viên sáng lập không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trừ khi Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quy định khác.
  • Thành viên tổ chức tương hỗ
    • Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro.

       Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ và phải có cụm từ "Bảo hiểm tương hỗ", viết tắt là "BHTH".

  • Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình

3. Quyền của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
  • Tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật
  • Quyết định về mức phí bảo hiểm mà thành viên của tổ chức phải đóng góp; nhận hoặc từ chối nhận bảo hiểm theo quy định tại Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chủ động lựa chọn nghiệp vụ bảo hiểm, địa bàn hoạt động, quy mô và cơ cấu tổ chức phù hợp
  • Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

  • Kinh doanh trong phạm vi, địa bàn và nghiệp vụ được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính.
  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các quyền của thành viên và thực hiện các cam kết đối với thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

    Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

    Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178