• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chia tài sản sau ly hôn là đất trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình như thế nào: theo nguyên tắc nếu các bên thỏa thuận được với nhau...

  • Chia tài sản sau ly hôn là đất trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình như thế nào?
  • Chia tài sản sau ly hôn
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHIA TÀI SẢN SAU LY HÔN LÀ ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHUNG VỚI HỘ GIA ĐÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn: 

     Cho em hỏi trường hợp tài sản là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia như thế nào?

     Xin tư vấn giúp em!

Câu hỏi của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về chia tài sản sau ly hôn

1. Quy định của pháp luật về tài sản chung của các thành viên hộ gia đình

     Theo Khoản 1 Điều 102 Bộ luật dân sự 2015 về tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì:

“1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.”

     Đối chiếu Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

     Như vậy đối với tài sản là tài sản chung của hộ gia đình thì khi chia tài sản này sẽ dựa vào sự thỏa thuận là đầu tiên. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp của bạn là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình do đó việc định đoạt tài sản này theo phương thức thỏa thuận thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình, và họ phải đều là những người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Còn nếu như các bên không thỏa thuận được thì áp dụng quy định pháp luật  về sở hữu chung theo phần để giải quyết vấn đề này.

2. Chia tài sản sau ly hôn là đất trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình như thế nào?

     Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn về chia tài sản sau ly hôn là đất trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình như sau:

     Trường hợp một: nếu như các bên thỏa thuận được về việc định đoạt tài sản là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì cứ theo thỏa thuận mà chia. [caption id="attachment_59635" align="aligncenter" width="434"]Chia tài sản sau ly hôn Chia tài sản sau ly hôn[/caption]

     Có thể là sẽ thỏa thuận được việc chia cụ thể từng phần tài sản cho từng người trong khối tài sản chung với hộ gia đình thì khi đó tài sản của ai sẽ thuộc về người đó. Cũng có thể là thỏa thuận được chia phần tài sản chung cho hai vợ chồng bạn trong khối tài sản chung của hộ gia đình thì khi đó việc chia tài sản sau ly hôn là tài sản chung của vợ chồng sẽ được tách ra và áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó tại Khoản c Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

     Đối chiếu với Điều 59 Luật này quy định về theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

 “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch...”

     Khi đó, theo nguyên tắc thì nếu hai vợ chồng bạn lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì cứ theo thỏa thuận mà thực hiện còn nếu hai vợ chồng bạn lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì nguyên tắc là tài sản chung sẽ được chia đôi và có thể tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

     Trường hợp hai: Các bên không thỏa thuận được việc định đoạt tài sản là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở trong trường hợp quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần tại Bộ luật dân sự. Theo đó: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

      Như vậy trong trường hợp này sẽ phân chia việc định đoạt tài sản của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng trong hộ gia đình theo sự đóng góp của các bên. Khi xác định được phần sở hữu của từng người trong khối tài sản chung thì theo đó tài sản của ai sẽ thuộc về người đó, còn nếu chỉ xác định tài sản của hai vợ chồng trong khối tài sản chung của hộ gia đình thì lại áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn của hai vợ chồng như ở trên chúng tôi đã trình bày để chia tài sản sau ly hôn.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về chia tài sản sau ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178