• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định mới nhất của pháp luật, chấp nhận là sự đồng ý với đề nghị của người khác và sự đồng ý được thể hiện ra bên ngoài

  • Chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định mới nhất của pháp luật
  • Chấp nhận giao kết hợp đồng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chấp nhận giao kết hợp đồng

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc: Pháp luật quy định như thế nào về chấp nhận giao kết hợp đồng? Xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về chấp nhận giao kết hợp đồng

 1. Thế nào là chấp nhận và hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng?

     Một hợp đồng có thể được giao kết bởi sự chấp nhận một đề nghị hoặc bởi cách hành xử của các bên mà đủ để thể hiện thỏa thuận. Trong BLDS quy định “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của đề nghị” (khoản 1 Điều 393).

     Về bản chất, chấp nhận là sự đồng ý với đề nghị của người khác và sự đồng ý đó được thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức, phương thức trong tùy trường hợp; việc chấp nhận phải chấp nhận toàn bộ điều kiện, nội dung của lời đề nghị mà không có bất điều kiện nào.

     Các hình thức chấp nhận là:

  • Chấp nhận bằng hành vi: văn bản, lời nói, cử chỉ hành động. Được cho là tuyên bố rõ ràng ý chí của người đó về việc đồng ý giao kết hợp đồng. Đây là hình thức chấp nhận tương đối đơn giản và dễ nhận biết.
  • Chấp nhận thông qua không hành động hoặc im lặng. Khoản 2 điều 393 Bộ luật dân sự quy định: "Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên."
[caption id="attachment_97237" align="aligncenter" width="390"]Chấp nhận giao kết hợp đồng Chấp nhận giao kết hợp đồng[/caption]

2. Điều kiện để chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực

     Theo quy định của Bộ luật dân sự điều kiện để chấp nhận giao kết có hiệu lực bao gồm:

  • Chấp nhận phải trên cơ sở đề nghị;
  • Chấp nhận phải đầy đủ và không có giới hạn;
  • Chấp nhận phải được đưa tới người đề nghị trong thời hạn trả lời chấp nhận;
  • Chấp nhận phải phù hợp với hình thức pháp luật quy định.

     Điểm quan trọng nhất có lẽ là sự đồng nhất về ý chí của bên đề nghị và bên được đề nghị. Việc chấp nhận đầy đủ là để có một giao kết hợp đồng chặt chẽ được xác lập ra, bất cứ sự lệch lạc nào trong bản giao kết này cũng có thể gây ra sự xung đột giữa ý chí 2 bên.

3. Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng

a. Thời hạn để lời chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực

     Theo khoản 1 Điều 394 BLDS:

     “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

     Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”.

     Sự chấp nhận đề nghị cần phải được tiến hành trong thời hạn bên đề nghị ấn định, nếu thời hạn này không được ấn định, đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý tuỳ từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị dùng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác.

b. Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng

     Là thời điểm hợp đồng được giao kết, phụ thuộc vào phương thức giao kết hợp đồng và hình thức chấp nhận.

4. Rút lại quyết định chấp nhận giao kết hợp đồng

     Một chấp nhận có thể được rút lại nếu như việc rút lại này được truyền đạt đến bên đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà lời chấp nhận trở nên có hiệu lực.

     Cũng giống như nguyên tắc khi rút lại lời đề nghị, sau khi 1 bên nhận được quyết định đề nghị hay chấp nhận của bên còn lại, thì sau khi bên kia nhận được quyết định, bên gửi mất quyền tự do quyết định, lựa chọn của mình do sự chậm trễ hơn.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về chấp nhận giao kết hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178