• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng: Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện ...

  • Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn tại ngân hàng thương mại
  • Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẾ CHẤP ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ VAY VỐN NGÂN HÀNG

Câu hỏi về thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng:

     Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Xin hỏi tôi có mua 1 mảnh đất vườn (đất trồng cây lâu năm) vậy tôi có thể thế chấp ngân hàng để vay vốn được không.      Mong nhận được sự phản hồi từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời về thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng

  Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thế chấp đất nông nghiệp như sau:

     1. Căn cứ pháp lý về thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng

     2. Nội dung tư vấn về thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng

     2.1 Thế chấp tài sản

     Điều 317 Luật dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”      Điểm a khoản 3 điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Ngân hàng cấp tín dụng theo hình thức cho vay. Trong đó việc cho vay của ngân hàng thông qua thế chấp tài sản của người vay được gọi là vay có bảo đảm. [caption id="attachment_130146" align="aligncenter" width="450"]Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng[/caption]

     2.2 Thế chấp đất nông nghiệp

     Khoản 1 điều 11 Luật đất đai 2013 quy định: “1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. b) Đất trồng cây lâu năm. c) Đất rừng sản xuất. d) Đất rừng phòng hộ. đ) Đất rừng đặc dụng. e) Đất nuôi trồng thủy sản. g) Đất làm muối. h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt. Kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”      Như vậy mảnh đất vườn nhà bạn thường xuyên sử dụng là đất nông nghiệp thuộc điểm b khoản 1. Đối với đất nông nghiệp, bạn hoàn toàn có thể thế chấp vay vốn ngân hàng như đối với các loại bất động sản khác. Tuy nhiên do đặc thù của đất nông nghiệp là Nhà nước giao đất có thời hạn nên việc vay vốn sẽ khó khăn hơn và số tiền vay sẽ ít hơn so với đất phi nông nghiệp hay các loại bất động sản khác.

     2.3 Thủ tục thế chấp đất phi nông nghiệp

     Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như sau:
  • Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn
     Điều 9 thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định “Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.”      Bạn cần làm đơn xin vay vốn và lập hồ sơ vay vốn theo mẫu mà ngân hàng bạn muốn vay cung cấp.
  • Bước 2: Thẩm định hồ sơ và quyết định cho vay
     Điều 17 thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định “1. Tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, tổ chức tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.  2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.  3. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.”      Sau khi nộp hồ sơ đề nghị vay vốn, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục thẩm định, đánh giá đề nghị cho vay của bạn. Từ đó đưa ra kết luận có hay không cho bạn vay và sẽ có thông báo trả lời cho bạn.
  • Bước 3: Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
     Sau khi thẩm định xong hồ sơ đề nghị vay vốn, ngân hàng sẽ đàm phán và ký hợp đồng tín dụng đối với bạn. Hai bên cần đạt được thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục giải ngân và bạn nhận được khoản tiền vay.      Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.    
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178