• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cấp tín dụng và phát hành tín phiếu ngân hàng thương mại cổ phần... Ngân hàng TMCP được thành lập và hoạt động từ năm 2006 theo pháp luật Việt Nam

  • Cấp tín dụng và phát hành tín phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần
  • Cấp tín dụng và phát hành tín phiếu
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

     Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn luật sư giải đáp:

     Ngân hàng TMCP được thành lập và hoạt động từ năm 2006 theo pháp luật Việt Nam hiện hành với số vốn điều lệ là 5500 tỷ đồng. Ngân hàng có thể tiến hành một số hoạt động được liệt kê dưới đây hay không:

  1. Đồng ý cho cháu của Tổng Giám đốc ngân hàng vay 10 tỷ đồng để kinh doanh.
  2. Dự định cho một CTCP vay 2500 tỷ đồng để xây dựng khu du lịch khép kín bao gồm: khu vui chơi, giải trí, nhà và biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp.
  3. Phát hành tín phiếu có kỳ hạn 5 tháng để thành lập công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng.

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

     Câu trả lời của luật sư:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

  • Cơ sở pháp lý

     - Luật các Tổ chức tín dụng 2010

     -Thông tư 36/2014/TT- NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (điều 13, Phụ lục 1)

     -Thông tư 06/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 36/2014/TT- NHNN.

     -Thông tư 34/2013/TT- NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  • Nội dung pháp lý

     Khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định:

14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

     Trước hết cần phải làm rõ các vấn đề sau:

     - 10 tỷ ngân hàng muốn cấp tín dụng cho cá nhân là cháu của tổng giám đốc chiếm 0.4% tổng vốn điều lệ của Ngân hàng.

     - 2500 tỷ Ngân hàng dự định dải ngân cho công ty cổ phần thương mại đầu tư kinh doanh xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng khép kín chiếm khoảng 45.45% vốn điều lệ của Ngân hàng.

     - Khoản vốn tự có của Ngân hàng được tính theo công thức (áp dụng quy định tại thông tư 36/2014/TT- NHNN)

      Vốn tự có = (vốn tự có cấp 1+ vốn tự có cấp 2) - các khoản giảm trừ.

     Trong đó:  + Vốn tự có cấp 1 bao gồm: vốn cấp 1 riêng lẻ và vốn cấp 1 hợp nhất.

                       + Vốn tự có cấp 2 gồm có: vốn cấp 2 riêng lẻ và vốn cấp 2 hợp nhất.

                    + Vì Ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới số vốn tự có của mình do đó trước khi tiến hành cấp tín dụng hay hoạt động khác Ngân hàng cần phải tính được số vốn tự có của mình theo quy định được nêu cụ thể tại Phụ lục 1 của thông tư 36/2014/TT- NHNN được thay thế bởi thông tư 06/2016/TT- NHNN tại Phần phụ lục.  

                      + Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng (khoản 1 Điều 13 thông tư 36/2014/TT- NHNN), của khách hàng và người có liên quan tỷ lệ này là không quá 25%.Việc cấp tín dụng của Ngân hàng được quy định tại điều 128, Luật các tổ chức tín dụng về Hạn chế cấp tín dụng” và được chi tiết tại điều 13 thông tư 36/2014/TT- NHNN Ngân hàng phải xem xét tính hợp pháp trong hợp đồng cấp tín dụng của mình. Cần phải lưu ý đặc biệt tới tổng mức vốn cấp cho khách hàng, cụ thể:

     1. Thẩm quyền cấp tín dụng

     1.1. Số vốn mà Ngân hàng dự định cấp tín dụng là 10 tỷ, chiếm 0,4% vốn điều lệ của Ngân hàng.

     Vì câu hỏi không đề cập tới cháu tổng giám đốc (cá nhân được cấp tín dụng) có hay không nắm giữ cổ phần của Ngân hàng và tỷ lệ nắm giữ nếu có là bao nhiêu nên khi Ngân hàng xem xét hồ sơ cho vay cần xem xét tới thẩm quyền ra quyết định cho vay là của Hội đồng quản trị hay của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  • Cháu của tổng giám đốc có nắm giữ cổ phần trong Ngân hàng và tỷ lệ nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên (tức là cổ đông lớn của Ngân hàng theo quy định tại Khoản 26, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010)

      => Lúc này theo quy định tại Khoản 10, Điều 63 Luật các tổ chức tín dụng việc quyết định cấp tín dụng cho cá nhân thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

  • Cháu của tổng giám đốc không nắm giữ cổ phần của Ngân hàng hoặc có nắm giữ nhưng tỷ lệ cổ phần không vượt quá 5% vốn điều lệ của Ngân hàng.

    => Luật các tổ chức tín dụng quy định thẩm quyền ký quyết định cấp tín dụng trong trường hợp này là của Giám đốc hoặc tổng giám đốc.

     1.2. Số vốn mà ngân hàng dự định cấp tín dụng cho doanh nghiệp là 2500 tỷ. Số vốn này tương đương với khoảng 45.45% vốn điều lệ của Ngân hàng.

  • Doanh nghiệp được cấp tín dụng có nắm giữ cổ phần trong Ngân hàng và tỷ lệ nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên (tức là cổ đông lớn của Ngân hàng theo quy định tại Khoản 26, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010) 

     => Theo điểm q, khoản 2, điều 59 đại hội đồng cổ đông quyết định

  • Doanh nghiệp không nắm giữ cổ phần của Ngân hàng hoặc có nắm giữ nhưng tỷ lệ cổ phần không vượt quá 5% vốn điều lệ của Ngân hàng

     => Trường hợp này việc cấp tín dụng thuộc về thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

     Kết luận: ngân hàng phải tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của khách hàng để cấp tín dụng đúng thẩm quyền.

     2. Giới hạn cấp tín dụng

     Theo quy định tại Điều 13, Nghị định 36/2014/NĐ- CP Ngân hàng khi cấp tín  dụng cho khách hàng nếu đảm bảo tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% theo quy định của pháp luật. Đồng thời cần phải xem xét các yếu tố liên quan khác trước khi tiến hành cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể.

     3. Phát hành tín phiếu của ngân hàng

     Theo quy định hiện hành, tại Điều 92 “Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu của tổ chức tín dụng”, Luật các tổ chức tín dụng 2010

     “1. Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật này và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

  1. Căn cứ Luật này và Luật chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn của tổ chức tín dụng.”

     Phát hành tín phiếu của Ngân hàng phải được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại thông tư 34/2013/TT- NHNN được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 06/2016/TT- NHNN. Ngân hàng chỉ được thực hiện phát hành tín phiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu đã nêu trên, đồng thời thủ tục phát hành, đáo hạn tuân thủ chặt chẽ theo quy định cụ thể của các văn bản đang có hiệu lực thi hành.

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178