• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ ly hôn đơn phương: Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên Căn cứ pháp luật: điểu 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mục đích hôn nhân không

  • Căn cứ ly hôn đơn phương những điểu bạn chưa biết
  • Căn cứ ly hôn đơn phương
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên theo điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Kiến thức của Luật Sư:

  • Căn cứ pháp luật:

         + Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

  • Nội dung trả lời:

      Trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đềm mà luôn có những biến cố xảy đến để vợ chồng cùng nhau vượt qua khó khăn nhằm xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc, tuy nhiên vẫn có những cặp vợ chồng không thể hàn gắn được mối quan hệ hoặc trong một số trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hôn nhân thì pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép một trong hai bên vợ, chồng được nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên.

        Vậy trình tự, thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được diễn ra như thế nào? Để người đọc có thể hiểu biết rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề ly hôn theo yêu cầu một bên tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chúng tôi – đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty Luật Toàn quốc sẽ giúp bạn hiểu rõ về các quy định này. Trước hết, chúng ta phải hiểu, ly hôn theo khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được định nghĩa là:

"14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."

       Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì các căn cứ để Tòa án giải quyết việc ly hôn đó là:

        + Sự tự nguyện thật sự của vợ, chồng

        Đây là trường hợp cả hai vợ chồng cùng mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân có thể xem là thuận tình ly hôn.

       + Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

        Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

       - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

       - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

        - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

        Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng và thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau.

      Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

      + Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức là làm chủ hành vi của mình,

      Trường hợp này thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

      + Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

      Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Và nếu vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên là mất tích thì chồng, vợ của người bị Tòa án tuyên mất tích đó yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết ly hôn.

      Ngoại trừ căn cứ thứ nhất là thuận tình ly hôn, thì với ba căn cứ còn lại thì vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

       - Trình tự, thủ tục khi tiến hành ly hôn theo yêu cầu của một bên:

      + Đương sự nộp đơn yêu cầu ly hôn theo mẫu, hồ sơ xin ly hôn theo yêu cầu của một bên ( Giấy chứng nhận kết hôn, CMTND, hộ khẩu, giấy khai sinh các con,...)

      + Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn hoặc trả lại đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

      + Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng pháp luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

       Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

       + Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

       Lưu ý: - Đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.  

       -Hạn chế quyền đơn phương xin ly hôn của chồng: Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

       Bài viết là những quy đinh chung về thủ tục ly hôn, tùy từng vụ,việc cụ thể thì chúng tôi sẵn sàng tư vấn một cách đầy đủ nhất. Vì vậy, mọi thắc mắc hay cần tư vấn về vấn đề liên quan luật Hôn nhân và gia đình hay tư vấn pháp luật dân sự hãy kết nối với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 19006500 hoặc bạn có thể gửi qua hòm thư điện tử lienhe@luattoanquoc.com hoặc có thể đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Toàn quốc của chúng tôi tại Tầng 3, tòa nhà 463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

     Bài viết tham khảo 

       
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178