Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật TTHS
21:04 13/06/2019
Với câu hỏi của bạn thì em A sẽ không bị tòa án huyện Hoằng Hóa ra quyết định khởi tố về hành vi trộm cắp của mình, do thuộc một trong các trường hợp ...
- Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật TTHS
- Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Câu hỏi của bạn về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
Em Nguyễn Văn A sinh ngày 09/03/2008, quê tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do chơi bời, thiếu tiền, nợ nần; nên ngày 17/03/2019 em A có vào nhà hàng xóm là ông B lấy trộm chiếc xe máy của ông B có trị giá khoảng 15-20 triệu đồng. Sau khi lấy xong, trên đường tẩu thoát thì bị ông B phát hiện và đã bị ông B bắt lại. Đến ngày 18/03/2019 ông B có đến Tòa án huyện Hoằng Hóa tố giác về hành vi lấy trộm chiếc xe máy của em A. Xin phép luật sư cho tôi hỏi, sau khi Tòa án huyện Hoằng Hóa nhận được tin tố giác của ông B thì có ra quyết định khởi tố đối với vụ án của em A không?
Câu trả lời của Luật sư về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
1. Căn cứ pháp lý về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
- Tải Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Tải bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất theo pháp luật hiện hành
2. Nội dung tư vấn về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự :
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1 Quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự:
Tại điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
......
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Như vậy theo điều 12 của bộ luật Hình sự năm 2015 thì độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi. Với tình huống bạn đưa ở trên thì em A sinh ngày 09/03/2008, khi thực hiên hành vi trộm chiếc xe máy của ông B là vào ngày 17/03/2019, nghĩa là khi đó em A mới hơn 11 tuổi,chưa đến độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cho nên em A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. [caption id="attachment_162856" align="aligncenter" width="287"] Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự[/caption]
2.2 Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:
Tại điều 157 của Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự như sau :
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Theo điều 157 của bộ luật hình sự thì sẽ có 8 trường hợp làm căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Trong đó có trường hợp thứ 3 quy định là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như phân tích ở trên thì trường hợp của em A tuy thực hiện hành vi trộm chiếc xe máy của ông B, đã bị ông B đến Tòa án huyện Hoằng Hóa tố giác về hành vi trộm cắp đó. Tuy nhiên do mới hơn 11 tuổi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy em A sẽ không bị khởi tố về hành vi trộm cắp của mình, và CQTHTT sẽ ra quyết định không khởi tố với hành vi trộm cắp của em A.
Kết luận: Với câu hỏi của bạn thì em A sẽ không bị Tòa án huyện Hoằng Hóa ra quyết định khởi tố về hành vi trộm cắp của mình, do thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 157 của bộ luật TTHS năm 2015 về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Bài viết tham khảo:
- Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại- BLTTHS 2015
- Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Quyết