Căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
10:51 21/09/2017
Căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng. Tại khoản 2 điều 14 BLDS 2015 quy định “Toà án không được từ chối giải quyết vụ,
- Căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
- giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CĂN CỨ CỦA TÒA ÁN KHI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG
Câu hỏi của bạn:
Xin chào ạ! Em đang tìm hiểu về bộ luật dân sự cụ thể là sự so sánh giữa Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015. Em có tìm hiểu trên mạng Internet nhưng vẫn có một vài điều còn thắc mắc ạ. Mong anh, chị có thể tư vấn thêm cho em ạ!
Tại khoản 2 điều 14 BLDS 2015 quy định “Toà án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lí do chưa có điều lệ để áp dụng”. Vậy trong trường hợp này thì toà sẽ áp dụng căn cứ nào để giải quyết?
Như em tìm hiểu thì sẽ giải quyết theo 2 căn cứ là áp dụng tập quán và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của PLDS quy định tại điều 3 của BLDS 2015. Vậy ngoài 2 căn cứ đó, liệu toà án còn cách giải quyết nào khác không ạ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Quy định của pháp luật về căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
Tại khoản 2 Điều 14 BLDS quy định: “2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”.
Điều 5. Áp dụng tập quán
“1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.”
Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
“1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.” [caption id="attachment_52898" align="aligncenter" width="529"] Căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng[/caption]
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, khi vụ, việc dân sự chưa có điều luật áp dụng để giải quyết thì sẽ xem xét áp dụng quy định tại Điều 5 BLDS về áp dụng tập quán và Điều 6 BLDS về áp dụng tương tự pháp luật.
-
Thứ tự áp dụng căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
Qua các quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều 6 và Điều 14 BLDS có thể thấy Tòa án sẽ xem xét áp dụng các căn cứ theo thứ tự như sau:
- Thứ nhất, áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS.
- Thứ hai, áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự hay nói cách khác là áp dụng tương tự pháp luật.
- Thứ ba, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS, án lệ (hiện nay đang áp dụng 10 án lệ), lẽ công bằng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự
- Áp dụng tương tự pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Để được tư vấn về Căn cứ của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.