• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự, Thực tiễn lập pháp của một số nước có truyền thống pháp luật tương đồng...

  • Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự
  • Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự

Kiến thức của bạn:

     Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốcChúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự

     Bộ luật dân sự năm 2015 quy đinh nguyên tắc áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự như sau: 

     Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

"1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế" [caption id="attachment_45585" align="aligncenter" width="346"]Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự[/caption]

     Để đảm bảo sự đồng bộ; thống nhất trong xây dựng; áp dụng pháp luật dân sự và để làm rõ vị trí; vai trò của Bộ luật Dân sự; Bộ luật bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, luật khác có liên quan đến điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự.

     Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của Bộ luật Dân sự thì phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự. Quy định như vậy là xuất phát từ các căn cứ sau đây:

1. Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự xuất phát từ các quan hệ xã hội

     Quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự vốn rất đa dạng; phong phú với nhiều định dạng; biến thể khác nhau; được điều chỉnh không chỉ bởi Bộ luật Dân sự mà còn bởi nhiều luật chuyên ngành khác. Vì vậy; để quyền dân sự của các chủ thể được tôn trọng; bảo vệ và bảo đảm thực hiện thì đòi hỏi phải có sự đồng bộ; thống nhất của cả hệ thống pháp luật tư; trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ luật Dân sự. Bộ luật này không chỉ đóng vai trò là bộ luật nền; có tính định hướng cho việc hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống pháp luật tư mà còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ dân sự trong trường hợp không có quy định của luật chuyên ngành;

2. Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự xuất phát từ thực tiễn xuây dụng pháp luật

     Thực tiễn xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian qua cho thấy; việc không làm rõ vị trí; vai trò của Bộ luật dân sự trong hệ thống luật tư đã dẫn tới sự không thống nhất; đồng bộ; chồng chéo; mâu thuẫn trong nhiều văn bản pháp luật; làm cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn; chi phí tuân thủ cao; chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc thực hiện, bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể trong xã hội;

3. Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự xuất phát từ thực tiễn lập pháp

     Thực tiễn lập pháp của một số nước có truyền thống pháp luật tương đồng với nước ta cho thấy, Bộ luật Dân sự luôn được xác định là Bộ luật có vị trí, vai trò là luật nền, luật chung trong hệ thống pháp luật tư, nhất là trong việc thực hiện ba chức năng: Quy định những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất có liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống dân sự; Định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù và khi các luật chuyên ngành không có quy định về một quan hệ dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng để điều chỉnh

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178