Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm
19:46 09/05/2018
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên
- Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm
- trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kiến thức của bạn:
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Bộ luật dân sự năm 2015 là luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản, xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm, trong đó biện pháp tín chấp áp dụng đối với những hộ gia đình nghèo, cận nghèo được hưởng các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của các giao dịch thương mại, các chủ thể tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có tài sản cố định và vốn lớn nên khi xác lập các biện pháp bảo đảm thường lựa chọn một số biện pháp bảo đảm phù hợp cho việc thực hiện nghĩa vụ như thế chấp, bảo lãnh, cầm cố.
Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản; quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Tại Điều 3 Nghị định này có giải thích về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: "Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm". Trong đó:
- Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
2. Trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm được chia làm 2 nhóm là: các biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký và các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
- Thế chấp quyền sử dụng đất;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
- Thế chấp tàu biển.
Nhóm 2: Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
- Thế chấp tài sản là động sản khác;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
- Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
3. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
-
Thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật
-
Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Để được tư vấn chi tiết về trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.