Các trường hợp hủy kết quả đấu giá theo quy định pháp luật
11:57 20/03/2019
Trong đấu giá khi mục đích của việc đấu giá không được thực hiện, cuộc đấu giá có sự sai phạm, lừa đảo, gây thiệt hại cho các bên đấu giá,...
- Các trường hợp hủy kết quả đấu giá theo quy định pháp luật
- Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
Câu hỏi về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
Thưa Luật sư! Tôi muốn hỏi trong đấu giá có những trường hợp nào thì được hủy kết quả đấu giá? Xin trân thành cảm ơnCâu trả lời về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá như sau:1. Cơ sở pháp lý về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
2. Nội dung về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá
Trong đấu giá khi mục đích của việc đấu giá không được thực hiện, cuộc đấu giá có sự sai phạm, lừa đảo, gây thiệt hại cho các bên đấu giá,... thì kết quả đạt được trong cuộc đấu giá đó có thể bị hủy. Theo quy định của pháp luật, tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về các trường hợp hủy kết quá đấu giá, bao gồm: [caption id="attachment_152879" align="aligncenter" width="352"] Các trường hợp hủy kết quả đấu giá[/caption]Một là, các bên tham gia đấu giá thỏa thuận hủy kết quả đấu giá.
Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Hai là, người trúng đấu giá có hành vi vi phạm trong quá trình đấu giá. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản 2016. Trong đó, Điểm này quy định như sau: "Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản";Ba là, tổ chức đấu giá vi phạm quy định về đấu giá.
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016. Trong đó, người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:- Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
- Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
Bốn là, người có tài sản đấu giá có hành vi vi phạm trong đấu giá.
Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;Năm là, cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước.
Kết quả đấu giá bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016. Theo quy định tại Điều 73 Luật Đấu giá tài sản 2016 về hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá, như sau:Điều 73. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
Trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 72 của Luật này thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý đối với trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp: người trúng đấu giá có hành vi vi phạm trong quá trình đấu giá; tổ chức đấu giá vi phạm quy định về đấu giá; người có tài sản đấu giá có hành vi vi phạm trong đấu giá; cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, cuộc đấu giá bị hủy kết quả trước đó là cuộc đấu giá thành, khi cuộc đấu giá bị lợi dụng nhằm mục đích trục lợi của một trong các bên tham gia đấu giá hoặc của tổ chức đấu giá thuộc trong các trường hợp nêu trên thì kết quả của cuộc đấu giá đó sẽ bị hủy và phải chịu hậu quả pháp lý đối với việc hủy kết quả đấu giá tài sản.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn về Các trường hợp hủy kết quả đấu giá, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./
Chuyên viên: Nguyễn Nam