Các trường hợp chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
15:33 21/11/2023
Các trường hợp chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Pháp nhân là những cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập tham gia các
- Các trường hợp chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
- chấm dứt tồn tại pháp nhân
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT TỒN TẠI PHÁP NHÂN
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về chấm dứt tồn tại pháp nhân; các trường hợp chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định pháp luật....Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vướng mắc liên quan đến việc chấm dứt tồn tại pháp nhân nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Pháp nhân là những cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập tham gia các hoạt động pháp lý khác nhau. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan
- Có cơ quan điều hành và cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chấm dứt tồn tại pháp nhân được quy định tại Điều 96 BLDS gồm các trường hợp như sau:
1. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi hợp nhất pháp nhân
Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
2. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi sáp nhập pháp nhân
Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác.
Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. [caption id="attachment_36883" align="aligncenter" width="348"] Chấm dứt tồn tại pháp nhân[/caption]
3. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi chia pháp nhân
Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.
Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
4. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi tách pháp nhân
Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
5. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi chuyển đổi hình thức của pháp nhân
Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
Về bản chất, chuyển đổi hình thức pháp nhân không phải là thành lập lại pháp nhân trên cơ sở pháp nhân được chuyển đổi, mà trước và sau khi chuyển đổi nó vẫn là pháp nhân đó. Pháp nhân chuyển đổi với hình thức kết cấu mới, nhưng sản nghiệp không thay đổi. Hơn nữa, pháp nhân chuyển đổi không bị ảnh hưởng đến quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ; người thứ ba cũng không bị chấm dứt hay thay đổi quyền yêu cầu đối với pháp nhân chuyển đổi.
6. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi giải thể pháp nhân
Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
- Theo quy định của điều lệ
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Chi phí giải thể pháp nhân
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế và các khoản nợ khác
Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp đây là quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Quỹ đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ theo thứ tự trên thì tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
7. Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản
Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
- Pháp nhân thương mại phạm tội – BLHS 2015- Mới nhất
- dịch vụ soạn thảo văn bản phân chia thừa kế
Liên hệ Luật sư tư vấn về chấm dứt tồn tại pháp nhân
+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chấm dứt tồn tại pháp nhân. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
+ Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về chấm dứt tồn tại pháp nhân số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi chấm dứt tồn tại pháp nhân tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.