Biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật TTHS
15:24 12/08/2019
Tóm lại, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau: Việc bạn và anh A bắt và giải anh B đến cơ quan công an khi anh b đang thực hiện hành...
- Biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật TTHS
- Biện pháp ngăn chặn
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Biện pháp ngăn chặn
Câu hỏi của bạn về biện pháp ngăn chặn:
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Tôi là một người dân bình thường, không phải là công an hay cảnh sát. Tối ngày 20/6/2019, tôi đang đi chơi cùng anh A thì gặp anh B đang thực hiện hành vi lấy trộm chiếc xe máy của nhà bà C. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi và anh A có được bắt và giải anh B đến cơ quan Công an không?
Câu trả lời quy định về biện pháp ngăn chặn:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi quy định về biện pháp ngăn chặn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn quy định về biện pháp ngăn chặn như sau:
1. Cơ sở pháp lý quy định về biện pháp ngăn chặn:
2. Nội dung tư vấn quy định về biện pháp ngăn chặn:
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Quy định về biện pháp ngăn chặn”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1 Quy định về các biện pháp ngăn chặn:
Tại điều 109 của Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau:
Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Theo điều 109 của Bộ luật TTHS năm 2015 thì các biện pháp ngăn chặn sẽ được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. [caption id="attachment_173029" align="aligncenter" width="366"] Biện pháp ngăn chặn[/caption]
2.2 Quy định về bắt người phạm tội quả tang:
Tại điều 111 của Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang như sau:
Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
Theo khoản 1 của điều 111 Bộ luật TTHS năm 2015, thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Theo đó bạn và anh A có quyền bắt và giải ngay anh B đến cơ quan Công an, khi mà anh B đang phạm tội quả tang là lấy trộm chiếc xe máy của bà C.
Tóm lại, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau: Việc bạn và anh A bắt và giải anh B đến cơ quan công an khi anh B đang thực hiện hành vi lấy trộm chiếc xe máy của bà C là hoàn toàn đúng đắn và đáng được biểu dương. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt giữ, bạn phải lập tức dẫn anh B tới cơ quan công an gần nhất, nếu không thực hiện việc dẫn giải ngay lập tức, có thể sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết quy định về biện pháp ngăn chặn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Quyết