Biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS
15:06 09/08/2019
Tóm lại, với câu hỏi của bạn thì chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau: Nếu không phải vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan,...
- Biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS
- Biện pháp cưỡng chế
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Biện pháp cưỡng chế
Câu hỏi của bạn về biện pháp cưỡng chế:
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Người bị hại không chấp hành yêu cầu giám định, có chế tài nào để xử lý không? Xin cảm ơn Luật sư đã tư vấn.
Câu trả lời về biện pháp cưỡng chế:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi quy định về biện pháp cưỡng chế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn quy định về biện pháp cưỡng chế như sau:
1. Cơ sở pháp lý quy định về biện pháp cưỡng chế:
2. Nội dung tư vấn quy định về biện pháp cưỡng chế:
Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
2.1 Quy định về biện pháp dẫn giải:
Tại khoản 2 của điều 127 Bộ luật TTHS năn 2015 có quy định về đối tượng phải chịu biện pháp dẫn giải như sau:
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Theo điểm b, khoản 2, điều 127 của Bộ luật TTHS năm 2015 thì người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể phải áp dụng biện pháp dẫn giải theo quy định của pháp luật. Còn đối với trường hợp người bị hại từ chối chấp hành yêu cầu giám định mà vì lý do khách quan hoặc do trở ngại ngại khách quan thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét sẽ không áp dụng biện pháp cưỡng chế, cụ thể là biện pháp dẫn giải với người bị hại. [caption id="attachment_172471" align="aligncenter" width="394"] Biện pháp cưỡng chế[/caption]
2.2 Thẩm quyền ra quyết định dẫn giải:
Tại khoản 3 của điều 127 Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về thẩm quyền của ra quyết định dẫn giải như sau:
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải
Theo đó,những người có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải gồm có điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.
Tóm lại, với câu hỏi của bạn thì chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau: Nếu không phải vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan, mà người bị hại lại không chấp hành yêu cầu giám định, thì sẽ có chế tài áp dụng với người bị hại. Cụ thể là sẽ bị áp dụng biện pháp dẫn giải theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết quy định về biện pháp cưỡng chế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Quyết