• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Yêu cầu thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được thực hiện như nào? Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự thì khi một người được thi hành án

  • Yêu cầu thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được thực hiện như nào?
  • thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

YÊU CẦU THI HÀNH ÁN VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ NÀO?

Câu hỏi của bạn:

     Tôi xin hỏi Luật sư về quy định nộp đơn lên chi cục thi hành án đề nghị thu tiền cấp dưỡng nuôi con hàng tháng.

     Từ năm 2013, sau khi ly hôn và được tòa án xử ly hôn, tôi có quyền nuôi con, còn bố cháu trách nhiệm cấp dưỡng mỗi tháng 500.000 đồng. Tôi đã làm một lá đơn gửi lên Chi cục thi hành án huyện đề nghị thu tiền cấp dưỡng từ khi tòa giải quyết đến năm cháu được 18 tuổi và đã được giải quyết, được nhận cấp dưỡng đến nay là năm 2017. Hiện nay, chi cục thi hành án yêu cầu mỗi năm phải làm lại một lá đơn như vậy. Tôi xin hỏi Luật sư làm như vậy có đúng không ạ hay tôi chỉ cần làm một lá đơn trong suốt thời gian thi hành cấp dưỡng đến năm con tôi 18 tuổi.

     Xin cám ơn luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Nội dung tư vấn:

  1. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

     Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự thì khi một người được thi hành án theo quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án mà không được đảm bảo quyền lợi thì có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Việc giải quyết, chấp nhận đơn yêu cầu của người được thi hành án cũng trải qua một quy trình vô cùng chặt chẽ, được quy định tại Chương III Luật thi hành án dân sự.

     Theo đó, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thi hành án, được quy định tại Điều 36 Luật thi hành án như sau:

     “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.      2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:      a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;      b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;      c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;      d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

     đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;      e) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

     Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

     Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.      3. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.      4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

     Theo như quy định trên thì trường hợp yêu cầu thi hành án về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự nên việc ra quyết định thi hành án chỉ thực hiện khi có yêu cầu. Người có thẩm quyền trong việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. [caption id="attachment_54222" align="aligncenter" width="339"]thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng Yêu cầu thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được thực hiện như nào?[/caption]

  1. Yêu cầu thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được thực hiện như nào?

     Theo như quy định của Luật thi hành án thì không có bất kỳ quy định cụ thể nào về việc thực hiên yêu cầu thi hành án cần viết đơn mấy lần, chu kỳ như nào khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, việc này sẽ xác định theo nội dung trong đơn yêu cầu thi hành án của bạn và quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu trong đơn yêu cầu của bạn có nội dung đề cập cơ quan thi hành án thực hiện việc thu tiền cấp dưỡng đến khi con bạn đủ 18 tuổi và cơ quan thi hành án dân sự đồng ý với yêu cầu thì những tháng sau đó không cần làm đơn. Trường hợp trong quyết định thi hành án của cơ quan thi hành dân sự chỉ đề cập thực hiện việc thu tiền đến một thời gian nhất định, ví dụ như là từ năm 2013 đến hết năm 2017 thì sang năm 2018 bạn cần thực hiện lại thủ tục yêu cầu thi hành án này.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Thủ tục yêu cầu thi hành án sau ly hôn

     - Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Bộ luật hình sự

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178