• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong hoạt động thương mại Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa ....

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong hoạt động thương mại
  • nhập khẩu hàng hóa
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong hoạt động thương mại

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật về Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong hoạt động thương mại

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:      Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định:

10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

     Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

     Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

1/ Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

  • Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

  • Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

 Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

2/ Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
  • Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại hai trường hợp trên chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3/  Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

  • Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP
  • Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theo nguyên tắc và quy định sau đây:
  • Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP
  • Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa quy định tại hai mục nêu trên là hàng hóa không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.    
Bài viết tham khảo:       Để được tư vấn chi tiết về Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong hoạt động thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đầu tư  24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178