Xử phạt hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm theo quy định
21:12 20/03/2019
Tóm lại, với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết hợp lý như sau: Về phần tiền 4.800.000 bên B còn thiếu bạn có thể khởi kiện đòi tài...
- Xử phạt hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm theo quy định
- Hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
Câu hỏi của bạn về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
Chào luật sư, xin hỏi luật sư: Tôi có bán cho một giáo viên dạy tiểu học tại Việt Nam một túi sách trị giá 5.800.000 đồng. Sau khi nhận túi xách giáo viên đó có công khai đăng hình túi và khoe khoang túi xách lên facebook. Trong khi đó mới chỉ trả cho tôi 1.000.000 đồng tiền túi xách và hứa qua tết sẽ trả nốt số tiền còn lại. Nhưng qua tết, giáo viên kia không có bất cứ hành động, thông tin gì liên hệ để trả tiền như đã hứa. Sau đó, tôi đã nhắn tin yêu cầu hoàn trả số tiền còn thiếu nhưng không nhận được phản hồi. Không chỉ vậy, người đó còn nói những lời giáo xúc phạm đến tôi và bố tôi trên facebook với những từ ngữ không đúng lời nói của một nhà giáo với ý lăng mạ. Và người đó lý giải không muốn trả tiền tôi vì mẹ tôi còn vay họ năm mươi triệu đồng chưa trả.
Qua câu chuyện không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng tôi cảm thấy người đó đã đi quá xa trong việc lên facebook xúc phạm người khác như vậy và làm ba tôi cảm thấy xấu hổ mất uy tin. Vì vậy, tôi muốn nhờ bên công ty luật giúp đỡ và gửi hồ sơ khởi kiện để yêu cầu một lời xin lỗi công khai lấy lại danh dự cho tôi và đặc biệt là ba tôi.
Mong nhận được hồi âm từ công ty. Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm như sau:
1. Căn cứ pháp lý về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
2. Nội dung tư vấn về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
Với thông tin vụ việc mà bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn về căn cứ pháp lý đối với hành vi của lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hành vi làm nhục người khác theo hai khía cạnh là hình sự và dân sự như sau:
2.1. Quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm
Căn cứ theo Điều 592, BLDS 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
"1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Trong bộ luật hình sự có quy định về tội làm nhục người khác, khi bị hại bị xúc phạm một cách nghiêm trọng về nhân phẩm danh dự( được hiểu mức độ nghiêm trọng là khi danh dự bị tổn hại khiến cho người bị xúc phạm, làm nhục bị ảnh hưởng nặng nề về tinh thần cũng như uy tín, phẩm chất đạo đức hoặc có thể nghiêm trọng hơn thế ).
Tuy nhiên, Với hành vi của bên B thì chưa đến mức xử theo luật hình sự, nên chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn là chỉ xử phạt vi phạm hành chính dân sự bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. [caption id="attachment_152964" align="aligncenter" width="245"] hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm[/caption]
2.2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trước hết, dựa trên tình tiết vụ việc bạn và cô giáo viên (sau đây chúng tôi xin gọi tắt là bên B) có thỏa thuận với nhau về việc mua- bán chiếc túi xách với mức giá 5.800.000 đồng. Tuy nhiên, khi bên B chưa trả đủ số tiền mặc dù đã nhận túi và hứa qua tết sẽ hoàn trả số tiền còn lại. Nhưng qua tết, bên B vẫn không hoàn trả đủ số tiền mặc dù bạn (bên A) đã nhiều lần liên lạc. Cuối cùng, khi sự việc đi quá xa thì bên A nói rằng không muốn trả số tiền còn thiếu.
Dựa trên tình tiết trên chúng tôi xin đưa ra quan điểm, căn cứ tại Khoản1, Điều 175, BLHS 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
"1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."
Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành thì người nào thực hiện hành vi lợi dụng tín nhiệm ( tức là lợi dụng sự tin tưởng của người khác) để chiếm đoạt tài sản bằng hình thức vay, mượn hoặc bằng các hình thức hợp đồng khác rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hình thức giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.Trong trường hợp vụ việc của bạn, bên B đã chiếm đoạt số tiền là 4.800.000 đồng, như vậy căn cứ theo quy định trên, bên B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Ngoài ra, với trường hợp này bạn có thể khởi kiện dân sự ra tòa đòi yêu cầu tòa án giải quyết, để nhận lại được số tài sản đã bị mất.
Kết luận: Tóm lại, với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết hợp lý như sau: Về phần tiền 4.800.000 bên B còn thiếu bạn có thể khởi kiện đòi tài sản để yêu cầu bên B hoàn trả số tiền nợ. Về danh dự, nhân phẩm, uy tín do bên B đã có hàng vi xúc phạm, lăng mạ đến bạn và người thân bạn, thì bạn có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc để yêu cầu lời xin lỗi từ bên B.
Bài viết tham khảo:
- Làm sao để lấy lại được tài sản khi bị người khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
- Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Để được tư vấn chi tiết về Hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Quỳnh