• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội....Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...Xử lý vi phạm pháp luật hình sự về bảo hiểm xã hội...

  • Xử lý vi phạm pháp luật hình sự về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.
  • Vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội

Câu hỏi của bạn:

Xử lý vi phạm pháp luật hình sự về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động?

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:  

Nội dung tư vấn vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng là người lao động phải đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014 bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp này doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người lao động từ ngày 1/1/2016.

– Sau ngày 01/01/2018, bổ sung thêm hai trường hợp người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động là:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.[caption id="attachment_95855" align="aligncenter" width="450"]Vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội Vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội[/caption]

2. Xử lý vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội

     Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội Trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:

     “1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”

     Như vậy, có thể thấy hành vi trốn đóng BHXH cho người người lao động ngoài những trường hợp bị xử lý theo pháp luật về BHXH, xử lý hành chính thì còn có thể bị xử phạt hình sự trong một số trường hợp nhất định, với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và với mức phạt tù cao nhất lên đến 7 năm đối với cá nhân vi phạm. Ngoài ra, Bộ luật hình sự 2015 còn bổ sung thêm trường hợp phạt pháp nhân vi phạm với mức phạt từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về xử lý vi phạm hình sự về bảo hiểm xã hội, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178